A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hòa hợp để Việt Nam bay lên (*)

Sau buổi Vinh danh tại Văn Miếu, các kiều bào được nhận danh hiệu từ năm 2004 - 2006 đã có buổi trao đổi tại biệt thự Hoa sen trắng của Họa sỹ Văn Dương Thành. Các vấn đề được quan tâm trao đổi đó là "Hòa hợp để Việt Nam bay lên" và làm thế nào VietNamNet có thể làm cầu nối, gắn kết những người đã vinh danh nói riêng và gắn kết người Việt trong nước với người Việt ở nước ngoài nói chung để góp sức cho sự phát triển của đất nước.
 Thời điểm người Việt cùng chung tay


 Các kiều bào được nhận danh hiệu
từ năm 2004 - 2006 trao đổi
tại biệt thự Hoa sen trắng

 

Không che giấu niềm xúc động được vinh danh, ông Bình nói "tôi thực sự mong muốn dành tâm huyết cho cộng đồng, có thể cùng chung tay xây dựng và tất cả mọi người Việt đều là anh em". VN đang trong thời kỳ xây dựng lòng tin và chắc chắn, VN sẽ thành công, ông tin tưởng nói.

Về câu chuyện hòa hợp để VN bay lên, ông Nguyễn Quốc Bình, nhân vật vinh danh 2005 tiếp tục với quan điểm: về chính sách hòa hợp dân tộc coi như VN làm đã tạm đủ. "Hòa hợp là câu chuyện tự nhiên, bình thường rồi, không cần quá bận tâm, quá nặng nề". Ông nói thêm, chính sách đã hòa hợp nhưng còn có những người không muốn hòa hợp là chuyện của họ.

"Nhiều khi, chỉ là họ muốn giữ chút thể diện trước đây, chống đối theo phong trào, chứ không thực sự biết mình chống đối cái gì. Cứ để họ tự nhiên, và theo thời gian, mọi chuyện sẽ rất bình thường". "Là người Việt, ai cũng mong mỏi về Việt Nam, ai cũng có mối quan hệ với VN..."."người thành công sẽ thu hút được người khác. Chỉ cần VN thành công, không cần mời gọi, họ sẽ tự nguyện về nước cùng chung tay".

Ông Quốc Bình cho rằng "đây không còn là thời điểm nhắc chuyện làm gì để hòa hợp nữa mà chỉ nói phải làm gì chung với nhau".

Ông Phạm Đức Trung Kiên (Vinh danh nước Việt 2005) cho rằng "chưa hòa hợp, Việt Nam". Ông Kiên phân tích thêm, "thời điểm gió thuận để bay cao chỉ trong 2-3 năm. Sau đó, gió sẽ mất. VN phải tranh thủ thời gian". vẫn có thể đi lên bằng đôi chân của mình nhưng chưa bay lên được. Bây giờ phải làm sao để vận động sự hỗ trợ của cộng đồng người Việt trong nước nhằm góp phần đưa VN bay lên...

Ông Nguyễn Chơn Trung, Chủ nhiệm UB Người Việt ở nước ngoài (TP.HCM) tâm sự, "trong nước, VN cần đổi mới mạnh hơn nữa và đó là bằng chứng cụ thể. Anh muốn mở cửa nhiều hơn nữa, thì phải mở cửa trong lòng dân tộc trước. Đó chính là nền tảng cho việc mở cửa bên ngoài. VN đang bước ra biển lớn, nhưng chúng ta đã sẵn có một lực lượng ngoài biển đang sẵn sàng tiếp sức, nếu không tận dụng được sẽ rất lãng phí, không thể bay cao, đi xa". "Chính sự đúng đắn thông qua con đường đổi mới của Nhà nước mình sẽ tạo ra thay đổi thái độ". 

"Nếu không quay về, đã không thấy con đường phía trước"

Theo cách nhìn của ông Lương Văn Hy, nhân vật vinh danh 2004, "người Việt về nước thường xuyên đã cung cấp cái nhìn chính xác hơn và có sức lan truyền lớn trong cộng đồng. Có thể vẫn có người còn thành kiến với quá khứ và với chính mình, vẫn chưa vượt qua được vết thương tâm lý nhưng chỉ là thiểu số và ngày càng giảm đi. Đa số kiều bào đã thay đổi quan điểm nhìn thấy sự biến đổi của đất nước. Sẽ có một lúc, những người chống đối gần như vô nghĩa, họ chỉ là sự ồn ào của thiểu số, không cần quá quan tâm".

Ông kể một "ví dụ sinh động" là câu chuyện một người bạn ông, người từng tuyên bố không bao giờ về VN. Ngay cả khi con gái về VN cưới chồng ông vẫn không về. Nhưng rồi, do người mẹ đang bị ốm nặng, "cực chẳng đã" ông đành phải về làm tròn chữ hiếu. Và bây giờ, ông đã quyết định sẽ hồi hương. "Không về thì thôi nhưng về rồi lại muốn về nữa... Nếu không về VN, mình đã không thấy được, không nghĩ được con đường phía trước", ông bạn đã tâm sự như vậy.

Ông Hy nói thêm "thực ra vì người ta đã từng mất mát quá nhiều, chất chứa hận thù nên cần phải để người ta nhìn thấy sự thay đổi và có động lực thay đổi cách nhìn". "Quan trọng nhất là VN phải tạo nên và để lại những ấn tượng tốt đẹp, tạo cái nhìn tốt hơn về VN trong kiều bào, để họ sẵn sàng góp tay vào sự phát triển của đất nước".

"VietNamNet sẽ là cầu nối"

Đó không chỉ là cam kết của nhà báo Nguyễn Anh Tuấn, của VietNamNet mà còn là mong mỏi thiết tha của những Việt kiều được vinh danh.

VietNamNet sẽ là điểm kết nối thông tin của người Việt trong và ngoài nước, không chỉ là đưa tin về tình hình cuộc sống mà sẽ là người chuyển các đầu mối liên lạc về nhu cầu trong nước và nhu cầu của kiều bào, khả năng đáp ứng của họ.

Cơ chế thông tin ấy như ông Phạm Đức Trung Kiên, nhân vật vinh danh 2005, "là nhu cầu của VN cũng như của cộng đồng Việt kiều". Ví dụ, khi bà Lan Trần Giễn, Việt kiều Canada, nói bà và nhiều giáo sư người Việt ở Canada sắp nghỉ hưu muốn về giảng dạy và cố vấn đào tạo tại các trường ĐH Việt Nam. Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn nói "hãy chuyển nhu cầu đó cho VietNamNet. Chúng tôi sẽ giới thiệu đối tác là các trường ĐH VN".

Ông Kiên nói thêm: "thời gian trước, khả năng tiếp nhận của VN còn kém. Bây giờ, VN có đủ khả năng tiếp nhận rồi"."VietNamNet sẽ cung cấp các thông tin đầy đủ về cơ hội làm việc ở VN cho kiều bào cũng như những người nước ngoài".

Ông Quốc Bình nói thêm, mỗi người được vinh danh nói riêng và mỗi Việt kiều nói chung đều "cần nhiệt tình làm cầu nối trong lĩnh vực của mình". Ông Chơn Trung nói trí thức Việt kiều trẻ rất có tài năng nên được Vinh danh. Tất nhiên ưu tiên những người lớn tuổi nhưng cũng nên ưu tiên lớp người trẻ. Ông đề nghị nên có bảng kỷ yếu để hệ thống lại công trình nghiên cứu của các nhân vật được Vinh danh.

Danh sách những nhân vật vinh danh sẽ được thiết lập để làm hệ thống dây nối cần thiết cho kiều bào góp sức luận bàn các chính sách công của đất nước, để mang lại "cảm giác không còn đơn độc" của kiều bào như cảm nhận của họa sỹ Văn Dương Thành sau Vinh danh.

Phương Loan (VietNamNet)

* Tiêu đề do Quê Hương đặt

 

Tham gia buổi thảo luận có những người được vinh danh từ 2004, cũng có người vừa mới vinh danh ngày hôm trước. Ông Trần Nam Bình mặc dù 11h00 đã rời HN vẫn thu xếp thời gian có mặt và góp ý kiến.

Tin liên quan

Tin tiêu điểm

noData
Không có dữ liệu