A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Sự hài hòa giữa những Chú Lợn con và Lâu đài cổ của nữ họa sĩ Việt Nam tại Nurnberg

Họa sĩ Việt kiều Phạm Thị Đoàn Thanh hiện đang sống ở Nurnberg. Chị đã có những triển lãm tranh về đề tài Việt Nam cũng như những bức tranh về nước Đức, gây ấn tượng đối với người xem. Mới đây, tờ Nurnberger Zeitung có bài viết về họa sĩ Đoàn Thanh của Reinhard Kalb. Xin giới thiệu bài báo này.

Năm 2007 theo quan niệm của các nước Đông Nam Á là năm con heo biểu trưng cho quan niệm này là hình ảnh năm chú lợn con mập mạp quây quần bên con lợn mẹ và đó cũng chính là biểu tượng hứa hẹn sự ấm no cho tất cả. Như theo quan niệm no đủ cho tất cả mọi người của Ludwig Erhard *. Nhưng khác biệt ở chỗ, đây không phải là chú lợn hồng mà là vàng, xanh nâu và tím (theo kiểu tranh dân gian Việt Nam). 

Những sắc mầu tươi đậm đó đã được họa sĩ Phạm Thị Đoàn Thanh khắc họa trong nhiều tác phẩm tranh khắc gỗ của mình. Còn ở những bức tranh lụa, nữ họa sĩ lại thổi vào những sắc mầu mềm mại. Trong hình ảnh những cô gái Việt kiều diễm tắm suối thể hiện nét đa dạng và sự khác biệt trong trang phục giữa dân tộc Kinh và dân tộc Thái, hay những rặng cây nở hoa bên cầu Fleischbruecke tại Nuernberg - Vì nghệ sĩ Đoàn Thanh đã chuyển đến sống tại Nuernberg từ năm 1998. 

Cho đến khi Phạm Thị Đoàn Thanh trưởng thành, chị thuộc thế hệ cầm súng kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trong con mắt của người Mỹ, miền Bắc Việt Nam cũng chỉ là một quân bài đôminô sắp sụp đổ tiếp theo quân bài đôminô trước đó là miền Nam Việt Nam. Sau đó nó sẽ kéo theo sự sụp đổ ở Thái Lan, Campuchia và toàn bộ Đông Nam Á. 

Học vẽ và học cả cách trườn dưới rặng cây 

Tuổi thơ của Đoàn Thanh gắn liền với học tập, vẽ và quân sự. “11 tuổi tôi đã theo học tại trường dành cho thiếu nhi có năng khiếu". Chị nhớ lại. “Buổi sáng học văn hoá, buổi chiều học vẽ. Trong giờ học vẽ chúng tôi được học tất cả: tạo hình, mầu nước, cách phối mầu và vẽ tranh sơn dầu. Và có cả những bài học về quân sự. Chúng tôi được hướng dẫn cách làm sao di chuyển nhẹ nhàng, cách ngụy trang và làm sao để trườn dưới các rặng cây".

Những bài học không chỉ dừng lại ở nguỵ trang hay che chắn. “Chúng tôi còn được học bắn súng. Hay cách ngắm bắn máy bay địch. Người ta không bao giờ ngắm bắn thẳng vào chiếc máy bay, mà ngắm vào một điểm bắn đón, để đường đạn đi trúng vào đường bay của chiếc phi cơ. Tôi bắn rất giỏi". 

Ai đó nghĩ rằng, chiến tranh, sự chết chóc và tàn phá sẽ kéo đổ những bức học của Đoàn Thanh thì người đó hoàn toàn sai lầm. Những điều đó chẳng có gì liên quan đến nhau cả. “Vì sao ư? Người chết thì cũng chết rồi". Sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam và đất nước thống nhất, công việc của họa sĩ Đoàn Thanh là vẽ những bức tranh lạc quan về công cuộc tái thiết đất nước cho những tờ báo Thiếu niên tiền phong, Đại Đoàn kết ngay trong những năm tháng chiến tranh, đã bao trùm không khí của công cuộc xây dựng tái thiết. “Khi một con đường bị phá hủy, những người dân quân lập tức có mặt để sữa chữa nó”. 

Những bí quyết để trình bày một cách hoàn hảo một bức tranh lụa chị học được ở một họa sĩ bậc thầy về tranh lụa của Việt Nam. Lúc đó ông đã ngoài 80 tuổi. “Thầy tôi luôn sử dụng những gam mầu trầm tĩnh, còn tôi lại thích thể hiện những gam mầu tươi trẻ trong tác phẩm của mình”. “Tôi luôn thích thể hiện tác phẩm khác thầy”. Chị kể. 

Năm 37 tuổi, sau rất nhiều cuộc triển lãm ở nước ngoài, Đoàn Thanh vẫn muốn được tiếp tục học tập sâu hơn về nghệ thuật và đã đến Đức năm 1989. Chính xác hơn là đến Cộng hòa dân chủ Đức. “Vấn đề là trước đó tôi đã học tiếng Đức. Nhưng chưa bao giờ được nghe người Đức thực sự nói tiếng Đức như thế nào. Thế nên ngày đầu tiên đặt chân đến Berlin, tôi đã chẳng hiểu nổi một từ nào”. 

Đoàn Thanh đã tìm thấy thủ phủ hội họa của mình ở DDR và Zittau, nằm ở tam giác biên giới của cộng hòa dân chủ Đức, Ba Lan và Séc. “Người dân ở phía Đông đam mê nghệ thuật hơn là những người bên phía Tây”. Chị kể “Họ giúp tôi từ việc làm khung đến vận chuyển các bức tranh đến những nơi trưng bày triển lãm của tôi”. 

Năm 1992 họa sĩ Đoàn Thanh chuyển về Fuerth, để cậu con trai được học tiếng Đức trong một ngôi trường tốt hơn. Cũng ở đó cuộc tìm kiến một xưởng vẽ bắt đầu. Cùng với họa sĩ người Nhật Atsuko Kato các chị đã tổ chức chung một cuộc triển lãm tranh. Và hiện nay họa sĩ Đoàn Thanh đang sống cùng với chồng, một người Áo, tại Ziegelstein. 

Ngoài thời gian sáng tác, nữ nghệ sĩ còn tham gia nhiều hoạt động giúp đỡ những nạn nhân chất độc da cam. Chất độc mà quân đội Mỹ đã rải xuống chiến trường Việt Nam để làm rụng lá cây rừng vẫn còn để lại những tác hại cho đến ngày nay. Chất độc da cam không chỉ đem đến cho người bị nhiễm cái chết đau đớn vì căn bệnh ung thư, mà còn khiến con cái họ cũng phải chịu cảnh sống vô cùng khổ cực. Sinh ra với dị tật như không có mắt, bị khèo chân... phải sống thực vật trong những phòng điều trị đặc biệt. 

Người nữ họa sĩ chỉ còn lấy làm tiếc rằng “Ở đây không mấy người Đức biết được, ngày nay Việt Nam đã phát triển thế nào. Đất nước chúng tôi đã thống nhất từ những năm 1975, nhưng những người ở đây vẫn nghĩ rằng vẫn còn có chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc Việt Nam". như Bắc - và Nam Triều tiên. 

Nhân Dân

---------------------

 

·      Ludwig Erhard là thủ tướng Đức từ năm 1963 đến 1966. Cam kết trong chính sách của ông là “Ấm no cho tất cả mọi người thông qua kinh tế thị trường”.

 

 


Tin liên quan

Tin tiêu điểm

noData
Không có dữ liệu