A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Náo nức hội xuân Gầu Tào

Hội xuân Gầu Tào là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người Mông mỗi khi tết đến, xuân về. Cùng các lễ hội mùa xuân khác ở vùng núi Tây Bắc, đây là sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách gần xa tới thăm Sa Pa và tỉnh vùng cao Lào Cai những năm gần đây.

Đông vui lễ hội Gầu Tào trong khung cảnh đẹp như thơ trên núi cao

Từ sáng sớm những ngày đầu xuân Giáp Ngọ 2014, đông đảo bà con dân tộc Mông các địa phương trong tỉnh Lào Cai như Pha Long (huyện Mường Khương), Thải Giàng Phố (Bắc Hà),Thái Niên (Bảo Thắng), Cán Cấu (Si Ma Cai), Tả Giàng Phình, San Sả Hồ (Sa Pa)...  đã tưng bừng mở hội xuân Gầu Tào cầu an, cầu phúc.

Gầu Tào (có nơi còn gọi là hội xuân Sải Sán, hội xuân chơi núi) là hội xuân truyền thống của đồng bào dân tộc Mông từ trăm năm nay... thu hút rất đông người đại phương và du khách tới dự hội.

Từ bản trên đến xóm dưới, trên khắp các con đường mòn, đường cái quan... đâu đâu cũng thấy người mặc quần áo mới, rực rỡ sắc màu truyền thống đi bộ hay xe máy náo nức rủ nhau đi hội Gầu Tào trong nắng xuân.

Sau phần nghi lễ khai hội Gầu Tào theo phong tục cổ truyền của người dân tộc Mông là các tiết mục văn nghệ “cây nhà, lá vườn” do con em đồng bào địa phương biểu diễn với nội dung mừng xuân mới.

Tiếp đó là các môn thi đấu thể thao truyền thống và trò chơi dân gian như bịt mắt bắt dê, đẩy gậy, đi cầu tre một cây, kéo co, leo núi... thu hút đông đảo người dân thi đấu, cổ vũ.

Quá trưa, khi nắng vàng rực rỡ hiện ra sau màn sương lạnh của núi cao, lễ hội Gầu Tào mới kết thúc trong niềm vui lưu luyến của bà con dân bản và du khách...

Náo nức đi hội

Một tiết mục "cây nhà lá vườn" của các cô gái Mông xinh đẹp

Dựng cây nêu truyền thống ngày hội

Đồ cúng lễ hội

Múa dưới cây nêu

Trò chơi bịt mắt bắt dê luôn thu hút đông đảo người dân tham gia

Trò chơi đẩy gậy

Niềm vui ngày hội

Thi bắn nỏ

Tục cuớp vợ tái hiện trong ngày lễ hội

 

(Theo Tuổi Trẻ)

Tin liên quan

Tin tiêu điểm