A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hình ảnh Việt Nam đầu thế kỷ hai mươi

Theo sử sách, cụ Đặng Huy Trứ, một quan chức triều Nguyễn (thế kỷ XIX), một người giàu lòng yêu nước, có tư tưởng canh tân, là người Việt Nam đầu tiên đưa kỹ thuật nhiếp ảnh vào Việt Nam. Ngày 14 tháng 3 năm 1869, hiệu ảnh Cảm Hiếu Đường của cụ Đặng Huy Trứ khai trương tại phố Thanh Hà, Hà Nội.

Nhân kỷ niệm 140 năm (14/3/1869 – 14/3/2009) ngày nhiếp ảnh Việt Nam chính thức ra đời, Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã tổ chức sưu tầm và trưng bày những bức ảnh chụp đầu thế kỷ XX.


Vua Bảo Đại



Nam Phương Hoàng Hậu

Sau hơn một tháng, người sưu tập đã sưu tầm được hơn 1.200 bức ảnh, nội dung vô cùng phong phú: ảnh chân dung; ảnh kỷ niệm gia đình; ảnh chụp các nghề thủ công; ảnh sinh hoạt của các tầng lớp nhân dân từ những người nông dân nghèo khổ, các gia đình quan lại, phong kiến, học sinh, sinh viên; ảnh phố phường, chợ búa làng quê; hội hè, nghi lễ tôn giáo...

Để có những tư liệu ảnh này, người sưu tầm đã dày công tìm đến những địa chỉ gia đình giàu có xưa kia có điều kiện chụp ảnh, các nhà nhiếp ảnh thế hệ trước, sưu tầm trong các thư viện, cơ quan lưu trữ, sách báo cũ, trong sách ảnh của Albert Kahn - một nhà nhiếp ảnh người Pháp ghi lại nhiều hình ảnh Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Chúng tôi trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một số bức ảnh sưu tập trong thời gian qua.


Thiếu nữ thêu


Thiếu nữ Hà Nội pha trà


Chợ Bưởi (Hà Nội)



Ăn trầu



Một cửa hàng ở phố Hàng Lọng
(nay là đường Lê Duẩn)



Một gia đình thượng lưu Sài Gòn 



Đám tang trên phố Hàng Đào (Hà Nội)


Xay bột làm bún (ngoại thành Hà Nội)

(Báo Ảnh VN)


Tin liên quan

Tin tiêu điểm