A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chú tôi có bị bắt khi về thăm Việt Nam? (phần 2)

Hỏi: Tiếp theo phần trả lời của Văn phòng Luật sư ngày 17/8/2015, chúng tôi xin có thêm những thắc mắc cụ thể, mong được Luật sư tư vấn…

1/ Thời gian chú tôi cướp thuyền 1982 đi không thành, ghe bị bắt và trao trả lại ghe và chú cũng bị giam tù 3 tháng, sau đó chú trốn chạy thoát và đi chuyến sau. Như vậy có bị phát lệnh truy nã không? Làm thế sao để biết là mình đang bị truy nã từ lúc đó đến bây giờ?                  

 2/ Khi chú tôi xin nhập quốc tịch Đức, phía Đức bắt buộc chỉ có một quốc tịch nên chú đã phải xin từ bỏ quốc tịch Việt Nam, làm thủ tục và nộp đơn tại Lãnh sự quán Việt Nam ở Đức. Hơn 1 năm sau thì Lãnh sự quán Việt Nam ở Đức thông báo bằng quyết định rằng Chủ tịch nước đã đồng ý cho chú thôi quốc tịch Việt Nam ngày 21/5/1995. Vậy nếu như chú tôi bị truy nã đến bây giờ có còn thời  hiệu nữa hay không?

 * Trả lời:

Theo quy định tại Điều 9 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1988 (Luật có hiệu lực tại thời điểm chú của bạn xin thôi Quốc tịch Việt Nam – năm 1995) thì:

1- Công dân Việt Nam, nếu có lý do chính đáng, có thể được thôi quốc tịch Việt Nam.

2- Người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. a) Đang làm nghĩa vụ quân sự;
  2. b) Đang nợ thuế hay một nghĩa vụ tài sản khác đối với Nhà nước;
  3. c) Đang bị khởi tố về hình sự;
  4. d) Đang phải thi hành một bản án.

3- Nếu việc thôi quốc tịch Việt Nam làm phương hại đến an ninh quốc gia thì không được thôi quốc tịch Việt Nam”.

Theo như bạn trình bày thì chú của bạn đã được Chủ tịch nước cho thôi quốc tịch Việt Nam từ năm 1995. Như vậy, chú của bạn không thuộc một trong các trường hợp chưa được thôi Quốc tịch Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều 9 nêu trên. Có nghĩa là tại thời điểm chú của bạn xin thôi quốc tịch Việt Nam, chú của bạn không đang bị khởi tố về hình sự, không đang phải thi hành một bản án, nên chú của bạn mới được đồng ý cho thôi Quốc tịch Việt Nam. Do đó, tại thời điểm thôi Quốc tịch Việt Nam, chú của bạn không bị truy nã.

Tuy nhiên, để tránh có những sai sót có thể xảy ra, lưu ý với trường hợp của chú bạn là Quyết định truy nã thường được gửi đến: Công an xã, Công an cấp huyện nơi đăng ký thường trú, tạm trú, nơi ở và quê quán của người bị truy nã; Công an cấp tỉnh nơi người bị truy nã có khả năng lẩn trốn hoặc gửi đến tất cả Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Quyết định truy nã cũng được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân biết, phát hiện, bắt giữ đối tượng bị truy nã… Do vậy, bạn có thể tìm kiếm thông tin về việc chú bạn có bị truy nã hay không tại các địa điểm nêu trên.

Ngoài ra, bạn có hỏi về những tội khác mà bị truy nã từ đó (1995) đến nay thì có còn thời hiệu không?

Theo quy định tại mục 13 phần II Công văn số 81/2002 ngày 10/6/2002 của Tòa án nhân dân tối cao về việc giải đáp các vấn đề nghiệp vụ thì hiệu lực của quyết định (lệnh) truy nã như sau: “Quyết định (lệnh) truy nã chỉ hết hiệu lực khi người bị truy nã đã chết hoặc bị bắt giữ theo quy định (lệnh) truy nã hoặc trong trường hợp có quyết định đình nã của cơ quan điều tra”. Như vậy, bạn cần tìm hiểu xem đối tượng bị truy nã đã có quyết định “đình nã” của cơ quan điều tra chưa? Nếu không có thì đối tượng đó vẫn đang thuộc đối tượng bị truy nã.

Công ty Luật TNHH Bảo Chính 
Phòng 308, Tòa nhà số 8 Láng Hạ, 
phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội

 


Các tin khác

Tin tiêu điểm