Việt kiều định cư trong nước còn vướng nhiều thủ tục
|
Vị bác sĩ phản ánh những bức xúc này trong tọa đàm về Luật Quốc tịch và Luật Nhà ở, do Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tại TP HCM hôm 31/1.
Ông Ngân cho hay, giấy khai sinh của ông do chính quyền tỉnh Cần Thơ cấp năm 1944. Thời đó giấy khai sinh không ghi rõ quốc tịch Việt
Chỉ vì trục trặc trên, bác sĩ Ngân đã không thể nhanh chóng đăng ký tham gia khám chữa bệnh từ thiện tại một số phòng khám địa phương, mặc dù ông rất muốn được góp sức vào hoạt động y tế cộng đồng.
Còn bà Sương, Việt kiều Mỹ, có giấy chứng nhận gốc VN, về nước dùng căn nhà cha mẹ để lại và lập công ty kinh doanh. Bà thắc mắc, nếu sau này đóng cửa công ty thì bà có quyền sở hữu căn nhà này hay không? Bởi lẽ, bà được cơ quan chức năng thông báo, khi kiều bào không còn đầu tư ở quê hương nữa, muốn sở hữu nhà thì phải có quốc tịch VN.
Một Việt kiều
Đa số kiều bào cho biết, họ có vợ hoặc chồng là người VN và đã về định cư trong nước song vẫn chưa hoàn tất giấy tờ sở hữu nhà đất. Một số khác gặp khó khăn khi đăng ký công dân Việt
Nhiều luật sư cũng phản ánh, đa số kiều bào không có được thông tin đầy đủ. Họ gặp nhiều khó khăn do người thực thi chính sách, giải thích và vận dụng luật khác nhau.
Trưởng cơ quan đại diện Bộ Tư pháp tại TP HCM Nguyễn Thái Phúc cho biết, việc thay đổi Luật quốc tịch năm 2008 phù hợp nguyện vọng của đại đa số kiều bào. Luật cũng quy định trình tự thủ tục minh bạch, rõ ràng, công khai. Tuy nhiên, ông thừa nhận, thực tế thi hành Luật Quốc tịch và Luật Nhà ở, Luật Cư trú tại một số địa phương là không giống nhau. Nguyên nhân do cách hiểu và vận dụng luật thiếu thống nhất.
Ông Phúc khẳng định việc đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ thực thi luật ở các địa phương hiểu luật và làm đúng luật là trách nhiệm của Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan. “Không loại trừ có trường hợp hiểu đúng luật song cố tình gây khó dễ cho kiều bào, chúng tôi sẽ nghiêm khắc xử lý”, ông hứa và cáo lỗi với kiều bào về những trường hợp này.
Chủ tịch Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài TP HCM Lương Bạch Vân cho biết, 80% người nước ngoài có nguyện vọng muốn được nhập tịch và mua nhà tại VN để an cư.
Riêng Cục trưởng Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) Nguyễn Mạnh Hà cho biết, hồi tháng 6/2009, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi bổ sung điều 126, điều 121 của Luật nhà ở, Luật đất đai. Những điều luật này dựa trên nguyên tắc đảm bảo quyền lợi và nhu cầu chính đáng của kiều bào về nơi cư trú ổn định tại quê hương.
Ông Hà cho biết, những trục trặc, khúc mắc của kiều bào về nhà ở đã được Quốc hội và Chính phủ đem ra bàn thảo nhằm tìm ra chủ trương tốt nhất. "Tuy nhiên, mong kiều bào thông cảm vì đây không phải là việc dễ thực hiện mà cần có quá trình thúc đẩy sửa đổi luật", Cục trưởng Quản lý nhà và thị trường bất động sản của Bộ Xây dựng nói.
Hà Thanh (VnExpress)