Thiếu nhi kiều bào Hàn Quốc: Về thăm quê mẹ Việt Nam, vun đắp lòng tự hào dân tộc
Đó là tên gọi giản dị cho chuyến đi đặc biệt của thiếu nhi kiều bào tại Hàn Quốc – những em nhỏ hầu hết đang sinh sống ở quê cha, nay được về thăm quê mẹ trong những cảm xúc bỡ ngỡ, mới mẻ và xúc động.
Những ngày đầu tháng Tám, đoàn thiếu nhi và giáo viên kiều bào tại Hàn Quốc gồm 35 đại biểu, trong đó có 30 học sinh từ 10-13 tuổi và năm giáo viên, có chuyến đi ý nghĩa tại Hà Nội, Ninh Bình và Quảng Ninh.
Đây là lần đầu tiên Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức chương trình với mục đích giúp thiếu nhi kiều bào tại Hàn Quốc khám phá những địa danh lịch sử, văn hóa nổi tiếng của đất nước và trải nghiệm cuộc sống, phong tục tập quán của dân tộc.
Tiếp đoàn trong ngày đầu trở về Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lê Thị Thu Hằng đã ân cần chia sẻ, trao tặng cho đoàn những cuốn sách tiếng Việt, đồng thời bày tỏ hy vọng qua chuyến thăm, các em nhỏ sẽ thêm gắn bó với quê hương và có những kỷ niệm đẹp lưu giữ trong hành trang cuộc đời.
Trải nghiệm ý nghĩa
Cùng các bạn trở về nước dịp này, em Kim Min Ánh cảm thấy rất may mắn khi có cơ hội hiểu thêm về cội nguồn và đất nước mà em chủ yếu được nghe qua lời kể của cha mẹ.
Tại điểm dừng chân đầu tiên ở chùa Trấn Quốc, cô bé 13 tuổi không khỏi choáng ngợp trước lịch sử lâu đời và vẻ đẹp độc đáo của ngôi chùa từng được National Geographic đưa vào danh sách “10 ngôi chùa đẹp nhất thế giới”. Ngày hôm sau, Kim Min Ánh lại háo hức có mặt tại Quảng trường Ba Đình từ sớm để được vào tham quan Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thăm khu di tích Phủ Chủ tịch, các thành viên trong đoàn đều xúc động khi xem những kỷ vật, tư liệu và nghe những câu chuyện về sự nghiệp vĩ đại của Người.
Đặc biệt, các em rất thích thú vì lần đầu được đi thăm nhà sàn Bác Hồ, cho cá ăn và nghe kể chuyện về tình yêu thương của Bác dành cho thiếu niên, nhi đồng. Đáng nhớ nhất là khoảnh khắc các em hát vang bài Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng bằng chính ngôn ngữ mẹ đẻ.
Tại khu di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám, các bạn nhỏ được nghe giới thiệu về trường đại học đầu tiên và truyền thống khoa cử ở Việt Nam; chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc cổ như cổng Đại Trung, Khuê Văn Các, điện Đại Thành, vườn bia tiến sĩ; tìm hiểu về nơi gìn giữ và tôn vinh đạo học, thể hiện đặc sắc nhất những giá trị nổi bật của văn hiến Việt Nam.
Trong hai ngày ở Thủ đô, đoàn đến thăm Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc và trải nghiệm làm nón lá truyền thống. Qua sự hướng dẫn tận tình từ các nghệ nhân, các thiếu nhi và giáo viên đã hiểu hơn về một trong những biểu tượng văn hóa đặc trưng của đất nước; học hỏi được kỹ thuật làm nón, cũng như cảm nhận được sự khéo léo và tinh tế trong từng công đoạn.
Nhờ hoạt động thú vị này mà chị Nguyễn Thị Lệ Hoa, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại khu vực Jeonnam-Gwangju, một giáo viên kiều bào, có cơ hội được thể hiện khả năng hội họa khi trang trí nón lá cùng các em nhỏ.
Đồng hành cùng các em những ngày qua, chị Hoa chia sẻ, cảm xúc chung của các bạn nhỏ là rất hào hứng. Đặc biệt, dù thời tiết ở Việt Nam dịp này khá nóng, nhưng các con vẫn nhiệt tình tham gia các hoạt động.
“Chúng tôi rất cảm động thấy các em nhỏ đội nắng đi thăm cố đô Hoa Lư hay ngồi liền ba tiếng đồng hồ trên thuyền để khám phá danh thắng Tràng An ở Ninh Bình”, chị Hoa nói.
Sau chương trình khá dày và mệt, các em vẫn chờ đợi lịch trình thú vị của những ngày tới khi có hoạt động giao lưu với Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm ( Hà Nội) và được chiêm ngưỡng di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long ở tỉnh Quảng Ninh.
Chị Hoa tin rằng: “Các hoạt động trong chuyến thăm giúp các con thêm yêu và hiểu về văn hoá Việt Nam hơn, thêm gắn kết tình cảm giữa những người con xa quê.
Thông qua các hoạt động, các con sẽ vun đắp lòng tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết và ý thức trách nhiệm với cộng đồng. Khi trở lại Hàn Quốc, chắc hẳn các con sẽ có nhiều câu chuyện, kỷ niệm về văn hoá, lịch sử Việt Nam để chia sẻ với bạn bè”.
Động lực học tiếng Việt
TS. Đỗ Ngọc Luyến, giảng viên Đại học Kwang Un, Trưởng đoàn thiếu nhi và giáo viên kiều bào Hàn Quốc hy vọng chuyến đi sẽ truyền động lực cho các em học, giao tiếp và trau dồi tiếng Việt.
Mặc dù nhu cầu học tiếng Việt tại Hàn Quốc ngày càng tăng cao và được chính phủ hỗ trợ, nhưng theo các giáo viên trong đoàn, việc dạy và học ngôn ngữ mẹ đẻ cho con em gia đình đa văn hoá Việt-Hàn còn gặp nhiều khó khăn.
Trong suốt hành trình lần này, chị Đinh Thị Minh luôn dành thời gian để hướng dẫn giao tiếp cho các em chưa thành thạo tiếng Việt và giới thiệu về những địa danh, di tích lịch sử mà chương trình đi qua.
Chị Minh chia sẻ: “Để khơi dậy tình yêu tiếng Việt cho các con thật không dễ chút nào. Thời gian đầu dạy học, tôi luôn bị các con từ chối và bảo đây không phải ngôn ngữ của mình. Sau này, khi tôi nói cho các con nghe nhiều hơn về Việt Nam, rồi có cơ hội về thăm quê hương, các con dần dần có ý thức học và nhen nhóm tình yêu với ngôn ngữ mẹ đẻ”.
Giống như chị Minh, chị Nguyễn Thị Lệ Hoa, người đứng lớp giảng dạy tiếng Việt cho con em kiều bào trong nhiều năm qua cho biết: “Các phụ huynh người Việt luôn có ý thức gìn giữ tiếng Việt nhưng nhiều con chưa có động lực học, chưa hiểu hết ý nghĩa của việc biết ngôn ngữ mẹ đẻ.
Ngoài ra, các lớp tiếng Việt đều do các hội, tổ chức phi lợi nhuận tình nguyện mở nên cơ sở vật chất, kinh phí để duy trì hoạt động và hỗ trợ cho giáo viên còn nhiều thiếu thốn”.
Dù gặp khó khăn, nhưng Hội người Việt Nam tại khu vực Jeonnam-Gwangju vẫn duy trì hai lớp học tiếng Việt miễn phí theo hình thức online. Để cổ vũ phong trào dạy và học, Hội còn tổ chức giao lưu văn nghệ, tạo hứng khởi cho học sinh và giáo viên.
Chị Hoa hy vọng qua chuyến đi về Việt Nam như lần này, các con có thêm động lực và mong muốn học tiếng Việt, từ đó có thể hiểu biết sâu sắc hơn về quê hương, đất nước.
“Tiếng Việt là bản sắc của dân tộc Việt Nam, còn tiếng Việt thì mới còn văn hóa Việt. Hơn nữa, con em kiều bào tại Hàn Quốc đều mang hai dòng máu Việt - Hàn nên việc các con có thể lưu giữ văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc vô cùng ý nghĩa”, chị Hoa bộc bạch.
Đối với TS. Đỗ Ngọc Luyến, chuyến đi là niềm mong mỏi bấy lâu của chị nay đã trở thành hiện thực. Chị chia sẻ: “Chúng tôi rất cảm ơn Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã luôn quan tâm đến cộng đồng người Việt và tổ chức chuyến thăm đầy ý nghĩa dành cho các thiếu nhi, giáo viên kiều bào. Trở về Hàn Quốc, chúng tôi và các em sẽ thêm tự hào về lịch sử đất nước, con người Việt Nam và tiếp tục hướng về quê mẹ bằng những hoạt động ý nghĩa hơn trong thời gian tới”.
Động lực học tiếng Việt
TS. Đỗ Ngọc Luyến, giảng viên Đại học Kwang Un, Trưởng đoàn thiếu nhi và giáo viên kiều bào Hàn Quốc hy vọng chuyến đi sẽ truyền động lực cho các em học, giao tiếp và trau dồi tiếng Việt.
Mặc dù nhu cầu học tiếng Việt tại Hàn Quốc ngày càng tăng cao và được chính phủ hỗ trợ, nhưng theo các giáo viên trong đoàn, việc dạy và học ngôn ngữ mẹ đẻ cho con em gia đình đa văn hoá Việt-Hàn còn gặp nhiều khó khăn.
Trong suốt hành trình lần này, chị Đinh Thị Minh luôn dành thời gian để hướng dẫn giao tiếp cho các em chưa thành thạo tiếng Việt và giới thiệu về những địa danh, di tích lịch sử mà chương trình đi qua.
Chị Minh chia sẻ: “Để khơi dậy tình yêu tiếng Việt cho các con thật không dễ chút nào. Thời gian đầu dạy học, tôi luôn bị các con từ chối và bảo đây không phải ngôn ngữ của mình. Sau này, khi tôi nói cho các con nghe nhiều hơn về Việt Nam, rồi có cơ hội về thăm quê hương, các con dần dần có ý thức học và nhen nhóm tình yêu với ngôn ngữ mẹ đẻ”.
Giống như chị Minh, chị Nguyễn Thị Lệ Hoa, người đứng lớp giảng dạy tiếng Việt cho con em kiều bào trong nhiều năm qua cho biết: “Các phụ huynh người Việt luôn có ý thức gìn giữ tiếng Việt nhưng nhiều con chưa có động lực học, chưa hiểu hết ý nghĩa của việc biết ngôn ngữ mẹ đẻ.
Ngoài ra, các lớp tiếng Việt đều do các hội, tổ chức phi lợi nhuận tình nguyện mở nên cơ sở vật chất, kinh phí để duy trì hoạt động và hỗ trợ cho giáo viên còn nhiều thiếu thốn”.
Dù gặp khó khăn, nhưng Hội người Việt Nam tại khu vực Jeonnam-Gwangju vẫn duy trì hai lớp học tiếng Việt miễn phí theo hình thức online. Để cổ vũ phong trào dạy và học, Hội còn tổ chức giao lưu văn nghệ, tạo hứng khởi cho học sinh và giáo viên.
Chị Hoa hy vọng qua chuyến đi về Việt Nam như lần này, các con có thêm động lực và mong muốn học tiếng Việt, từ đó có thể hiểu biết sâu sắc hơn về quê hương, đất nước.
“Tiếng Việt là bản sắc của dân tộc Việt Nam, còn tiếng Việt thì mới còn văn hóa Việt. Hơn nữa, con em kiều bào tại Hàn Quốc đều mang hai dòng máu Việt - Hàn nên việc các con có thể lưu giữ văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc vô cùng ý nghĩa”, chị Hoa bộc bạch.
Đối với TS. Đỗ Ngọc Luyến, chuyến đi là niềm mong mỏi bấy lâu của chị nay đã trở thành hiện thực. Chị chia sẻ: “Chúng tôi rất cảm ơn Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã luôn quan tâm đến cộng đồng người Việt và tổ chức chuyến thăm đầy ý nghĩa dành cho các thiếu nhi, giáo viên kiều bào. Trở về Hàn Quốc, chúng tôi và các em sẽ thêm tự hào về lịch sử đất nước, con người Việt Nam và tiếp tục hướng về quê mẹ bằng những hoạt động ý nghĩa hơn trong thời gian tới”.
Hà Anh/ baoquocte.vn