Doanh nhân Mỹ gốc Việt sứ mệnh thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ tại Việt Nam
Việt Nam mong muốn cộng đồng doanh nhân Mỹ gốc Việt hãy tiếp tục đồng hành cùng đất nước để xây dựng một Việt Nam hiện đại và mang lại giá trị lâu dài cho thế hệ mai sau.
Ngày 15/12, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco đã tổ chức thành công sự kiện “Vietnam - Bay Area Business Networking Evening” với sự tham gia của hơn 100 doanh nhân thành công người Mỹ gốc Việt.
Sự kiện không chỉ là cơ hội kết nối cộng đồng doanh nhân mà còn là diễn đàn để thảo luận chiến lược phát triển kinh tế, công nghệ của Việt Nam, mở ra những cơ hội hợp tác tiềm năng giữa Việt Nam và khu vực Bay Area – trung tâm công nghệ hàng đầu thế giới.
Phát biểu tại buổi lễ, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco, Đại sứ Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh: “Sự kiện là minh chứng rõ nét cho sự gắn kết giữa cộng đồng doanh nhân Mỹ gốc Việt và quê hương.
Đây không chỉ là dịp kết nối mà còn là nền tảng để cùng nhau định hình tương lai công nghệ của Việt Nam, khẳng định vị thế của đất nước trên trường quốc tế".
Tầm nhìn đầy tham vọng
Tầm nhìn phát triển trong kỷ nguyên vươn mình Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển mới, được định danh là Kỷ nguyên vươn mình.
Đây là tầm nhìn đầy tham vọng với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045 và trung tâm sáng tạo công nghệ hàng đầu khu vực ASEAN vào năm 2030.
Đại sứ Hoàng Anh Tuấn chia sẻ: “Tầm nhìn này phản ánh quyết tâm lớn của các nhà lãnh đạo Việt Nam trong việc xây dựng một nền kinh tế sáng tạo, bền vững và hội nhập sâu rộng, mang lại lợi ích lâu dài cho nhân dân".
Để hiện thực hóa tầm nhìn này, Việt Nam đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội với các trụ cột quan trọng:
Một là, Chính phủ tinh gọn và hiệu quả. Chính phủ đang cải cách mạnh mẽ hệ thống hành chính, cắt giảm các thủ tục không cần thiết, tối ưu hóa hoạt động của bộ máy nhà nước.
Chìa khóa đưa Việt Nam vươn xa
Công nghệ đang trở thành động lực then chốt giúp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Việt Nam không chỉ tập trung vào sản xuất mà còn hướng đến xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, bán dẫn, năng lượng tái tạo và y tế.
Tại sự kiện, các doanh nhân đã thảo luận về tiềm năng của Việt Nam trong hệ sinh thái công nghệ. Một số ý kiến nhấn mạnh rằng Việt Nam có thể tận dụng vị trí địa lý và nguồn nhân lực chất lượng cao để trở thành trung tâm công nghệ hàng đầu khu vực.
Đại sứ Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh: “Công nghệ mũi nhọn như trí tuệ nhân tạo không chỉ là tương lai của thế giới mà còn là cơ hội để Việt Nam bứt phá. Viết Nam đang và sẽ tục đầu tư vào hạ tầng công nghệ và xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao để nắm bắt cơ hội này".
Bên cạnh đó, việc xây dựng hệ sinh thái hạ tầng kỹ thuật số cũng đang được đẩy mạnh với các dự án phát triển mạng 5G, trung tâm dữ liệu, và các nền tảng đám mây.
Những nỗ lực này không chỉ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghệ phát triển mà còn hỗ trợ quá trình chuyển đổi số toàn diện tại Việt Nam.
Điều này không chỉ tạo ra môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp mà còn thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế.
Hai là, chuyển đổi số và công nghệ mũi nhọn. Việt Nam đang đặt chuyển đổi số làm trung tâm trong chiến lược phát triển, với các khoản đầu tư lớn vào trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn và nền tảng đám mây.
Các ứng dụng công nghệ đang được triển khai rộng rãi trong y tế, giáo dục, nông nghiệp, giao thông thông minh, góp phần nâng cao năng suất lao động và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Ba là, phát triển hạ tầng hiện đại. Các dự án hạ tầng chiến lược như Sân bay Long Thành – một trong những sân bay lớn nhất Đông Nam Á, đường sắt cao tốc Bắc Nam, hệ thống metro tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, cùng với việc tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, đang giúp Việt Nam sẵn sàng đáp ứng nhu cầu phát triển dài hạn.
Bốn là, hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam tiếp tục tận dụng các hiệp định thương mại tự do như CPTPP, RCEP, EVFTA để mở rộng thị trường, tăng cường xuất khẩu và thu hút đầu tư chiến lược từ các đối tác toàn cầu.
Năm là, phát triển bền vững các dự án về năng lượng tái tạo, đô thị thông minh, và kinh tế tuần hoàn đang được Chính phủ ưu tiên, hướng đến mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Những nỗ lực này không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn giúp Việt Nam định hình vai trò là trung tâm công nghệ và đổi mới sáng tạo của khu vực.
Vai trò quan trọng của doanh nhân Mỹ gốc Việt
Cộng đồng doanh nhân Mỹ gốc Việt đã và đang trở thành cầu nối quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế và công nghệ giữa Việt Nam và Mỹ.
Với sự hiểu biết sâu sắc về cả hai nền văn hóa và kinh tế, họ là những người tiên phong đưa công nghệ, kiến thức và vốn đầu tư về Việt Nam.
Phát biểu tại sự kiện, Đại sứ Hoàng Anh Tuấn khẳng định: “Cộng đồng doanh nhân Mỹ gốc Việt không chỉ là niềm tự hào của chúng ta mà còn là nhân tố quan trọng trong việc xây dựng cầu nối bền vững giữa Việt Nam và thế giới. Tôi tin rằng, đồng hành cùng nhau, chúng ta sẽ đạt được những bước tiến dài trong hành trình hội nhập toàn cầu".
Những đóng góp quan trọng của cộng đồng doanh nhân bao gồm: Thứ nhất, thúc đẩy đầu tư vào công nghệ cao. Các doanh nghiệp gốc Việt đã đưa công nghệ và vốn đầu tư về Việt Nam, hỗ trợ phát triển các khu công nghệ cao tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng.
Thứ hai, hỗ trợ đào tạo và cố vấn. Các doanh nhân đã tham gia tư vấn chiến lược, cố vấn khởi nghiệp và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trẻ tại Việt Nam.
Thứ ba, tăng cường trao đổi nhân lực. Nhiều doanh nghiệp gốc Việt đã tạo cơ hội cho sinh viên Việt Nam thực tập và học hỏi kinh nghiệm tại các công ty công nghệ hàng đầu ở Silicon Valley.
Sự kiện đã tạo ra một diễn đàn để các doanh nhân thảo luận về cơ hội và thách thức trong việc xây dựng tương lai công nghệ của Việt Nam. Cụ thể, các cơ hội được đề cập đến bao gồm việc phát triển hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo: Với các chính sách thúc đẩy AI, Việt Nam có tiềm năng trở thành trung tâm công nghệ hiện đại, phục vụ các ngành như y tế, giáo dục, và nông nghiệp; hợp tác trong năng lượng tái tạo, các doanh nghiệp tại Bay Area có thể hỗ trợ Việt Nam trong các dự án phát triển năng lượng xanh và giảm phát thải carbon.
Bên cạnh đó, cũng phải kể đến cơ hội trong thu hút đầu tư R&D. Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho các công ty công nghệ lớn, với nhiều dự án nghiên cứu và phát triển tại các khu công nghệ cao.
Song song với đó, vẫn tồn tại một số thách thức trong hành trình xây dựng tương lai công nghệ. Cụ thể là việc cải thiện cơ sở hạ tầng, Việt Nam cần đầu tư vào giao thông, năng lượng và kỹ thuật số để đáp ứng tốc độ phát triển kinh tế. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần xây dựng môi trường pháp lý minh bạch, đảm bảo các chính sách đầu tư thông thoáng, linh hoạt và hiệu quả hơn.
Đặc biệt, vấn đề về phát triển nguồn nhân lực cũng cần được chú trọng thông qua tăng cường đào tạo nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp mũi nhọn.
Nhìn tổng thể, sự kiện “Vietnam - Bay Area Business Networking Evening” không chỉ là cơ hội kết nối mà còn là bước tiến quan trọng trong việc xây dựng tương lai công nghệ của Việt Nam. Với sự đồng hành của cộng đồng doanh nhân Mỹ gốc Việt, Việt Nam chắc chắn sẽ tiến xa hơn trên hành trình hội nhập toàn cầu.
Đại sứ Hoàng Anh Tuấn kết luận: “Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để chuyển mình trở thành trung tâm công nghệ và đổi mới sáng tạo của khu vực. Tôi kêu gọi cộng đồng doanh nhân Mỹ gốc Việt hãy tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi, để xây dựng một Việt Nam hiện đại và mang lại giá trị lâu dài cho thế hệ mai sau".
Những nỗ lực này sẽ không chỉ khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghệ toàn cầu mà còn mang lại lợi ích thiết thực cho tất cả các bên tham gia, từ cộng đồng doanh nhân đến người dân Việt Nam.
Vy Anh/ baoquocte.vn