Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài: Chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả và từng bước hiện đại
Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines tới thành phố Ormoc, Philippines phát hàng cứu trợ cho công dân Việt Nam gặp nạn do siêu bão Hayian, tháng 11/2013
Thực hiện Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), trong 10 năm qua, công tác về NVNONN luôn được Bộ Ngoại giao coi trọng. Cùng với việc tích cực thực hiện Nghị quyết 36, công tác bảo hộ công dân đã được Bộ Ngoại giao đặt là một trong những trọng tâm của công tác đối ngoại của ngành và tiếp tục triển khai một cách sâu, rộng, đạt được nhiều thành quả, góp phần tích cực cho sự nghiệp phát triển của công tác đối ngoại nói chung và công tác lãnh sự nói riêng.
Xây dựng và củng cố các khuôn khổ pháp lý cho công tác bảo hộ công dân NVNONN
Thứ nhất, trong thời gian qua, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan chủ động báo cáo Chính phủ triển khai đàm phán, ký kết 20 Hiệp định và thỏa thuận về lãnh sự[1] với 20 quốc gia trên thế giới. Đáng lưu ý là trong các Hiệp định và thỏa thuận lãnh sự đã ký, ta và các nước có liên quan đều có quy định cụ thể về thời hạn cơ quan chức năng hai bên có trách nhiệm thông báo cho nhau về việc bắt giữ công dân[2]. Việc này đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho các Cơ quan đại diện (CQĐD) trong việc thực hiện các hoạt động thăm và bảo hộ lãnh sự đối với các trường hợp công dân Việt Nam bị bắt giữ, đưa ra xét xử và bị phạt tù hoặc đang thi hành án phạt tù ở nước ngoài.
Trước tình hình có nhiều công dân VNONN không được nước sở tại cho cư trú, gây khó khăn, phức tạp và ảnh hưởng đến quan hệ giữa ta và nước có liên quan, trong những năm qua, Bộ Ngoại giao đã tích cực, chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan đề xuất với Chính phủ chủ động tiến hành đàm phán, ký kết 16 Hiệp định và thỏa thuận với 16 quốc gia về việc nhận trở lại công dân Việt Nam không được nước sở tại cho cư trú[3]. Mặc dù, việc đàm phán, ký kết các Hiệp định hay thỏa thuận về việc nhận trở lại công dân là một quá trình đấu tranh rất khó khăn, phức tạp, nhưng kết quả là đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng trăm nghìn NVNONN giải quyết được các thủ tục về cư trú, định cư và sinh sống hòa nhập với cộng đồng nước sở tại, đồng thời không bị trục xuất về nước trước thời điểm các Hiệp định hay thỏa thuận sau ký kết có hiệu lực.
Bên cạnh các Hiệp định và thỏa thuận về lãnh sự và nhận trợ lại công dân, cho đến nay, Việt Nam cũng đã đàm phán, ký kết 73 Hiệp định và thỏa thuận miễn thị thực với 73 quốc gia[4]. Có thể nói, các hiệp định và thỏa thuận về miễn thị thực này đã tạo thuận lợi cho các hoạt động đối ngoại của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các cán bộ, công chức nhà nước, cũng như việc giải quyết các nhu cầu về xuất nhập cảnh với nhiều mục đích khác nhau của công dân Việt Nam (như đi du lịch, kinh doanh, học tập, lao động, chữa bệnh, thăm thân v.v…) trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trong khu vực và trên thế giới.
Ngoài ra, nhằm hỗ trợ và tạo khuôn khổ pháp lý cho công tác bảo hộ công dân, Bộ Ngoại giao cũng đã tích cực phối hợp, tham gia đóng góp ý kiến với các bộ, ngành liên quan trong việc đàm phán, ký kết nhiều hiệp định và thỏa thuận về tương trợ tư pháp về hình sự, dân sự và thương mại, dẫn độ tội phạm và chuyển giao người bị kết án với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới[5] và với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)[6].
Thứ hai, tiếp tục phát triển và từng bước hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác bảo hộ công dân VNONN, đặc biệt là các chế định về quốc tịch, hộ tịch, cư trú, đi lại của công dân VNONN theo hướng thông thoáng, thuận tiện và đơn giản hóa thủ tục. Trong 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 36, Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan đã ban hành nhiều văn bản luật và dưới luật có liên quan đến công tác bảo hộ công dân, quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của Nhà nước Việt Nam trong việc bảo hộ các quyền và lợi ích chính đáng của công dân VNONN. Kế thừa Hiến pháp 1992, Hiến pháp 2013[7] tiếp tục khẳng định “Công dân VNONN được nhà nước CHXHCN Việt
Thứ ba, quá trình triển khai thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến công tác bảo hộ công dân đã góp phần tích cực và hiệu quả cho việc thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, coi cộng đồng NVNONN là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Trong những năm qua, NVNONN đã được Đảng và Nhà nước ta tạo nhiều điều kiện thuận lợi về nhập xuất cảnh miễn thị thực[12], được miễn, giảm một số lệ phí, giá cả và dịch vụ ở trong nước, mở rộng đối tượng cho NVNONN được phép đầu tư, mua bán bất động sản trong nước, hồi hương về Việt Nam v.v…
Kiện toàn tổ chức và bộ máy thực hiện công tác bảo hộ công dân
Công tác bảo hộ công dân có vai trò đặc biệt quan trọng của CQĐD ở nước ngoài. Chính vì vậy, việc xây dựng, kiện toàn bộ máy và nâng tầm quản lý của CQĐD trong việc thực hiện công tác bảo hộ công dân VNONN luôn được Bộ Ngoại giao quan tâm và luôn là một trong những chủ đề tham luận tại các Hội nghị Ngoại giao định kỳ. Cho đến nay, Việt Nam đã có 74 Đại sứ quán và Phái đoàn đại diện, 23 Tổng Lãnh sự quán, 01 Văn phòng làm công tác lãnh sự và 17 Cơ quan lãnh sự danh dự đang hoạt động tại khắp các châu lục trên thế giới. Các CQĐD đều có trang mạng điện tử (website) và đăng tải các số điện thoại trực 24/24 bảo hộ công dân Việt
Tháng 4/2012, Bộ Ngoại giao đã thành lập Phòng Bảo hộ công dân và pháp nhân VNONN trực thuộc Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, qua đó tập trung đầu mối nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo hộ công dân VNONN. Việc vận hành trang mạng điện tử của Bộ Ngoại giao và của Cục Lãnh sự[14] cũng đã tạo thuận lợi cho đăng tải các thông tin về công tác bảo hộ công dân, đồng thời đưa ra các cảnh báo cần thiết cho công dân để phòng ngừa, tránh các rủi ro, thảm họa có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho công dân khi họ xuất cảnh và cư trú ở nước ngoài. Ngoài ra, Phòng Bảo hộ công dân và pháp nhân VNONN cũng đã thiết lập điện thoại đường dây nóng trực bảo hộ công dân 24/24[15]. Thời gian qua, Bộ Ngoại giao đã thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các bộ, ngành liên quan trong việc triển khai thực hiện tốt công tác bảo hộ công dân VNONN.
Một số phương hướng triển khai thực hiện trong thời gian tới
Trong những năm gần đây, công tác bảo hộ công dân VNONN gặp nhiều khó khăn do những diễn biến phức tạp tình hình thế giới và tình hình người Việt Nam vi phạm pháp luật nước sở tại có xu hướng tăng, nhất là trong các lĩnh vực xuất nhập cảnh, cư trú và lao động trái phép ở nước ngoài. Trước những bất ổn về chính trị và xã hội (xung đột, nội chiến) tại một số nước (
Hiện nay, có khoảng 4.5 triệu người Việt Nam ở khắp các châu lục trên thế giới và hàng năm với số lượng hằng trăm nghìn lượt người Việt Nam xuất cảnh ra nước ngoài với nhiều mục đích khác nhau, đã và đang đặt ra yêu cầu và nhiệm vụ mới cho công tác bảo hộ công dân là cần phải tiến tới hình thành một Trung tâm quốc gia xử lý những vấn đề khủng khoảng liên quan đến công dân (di tản công dân ra khỏi những nơi xảy ra chiến tranh, khủng bố, bắt cóc con tin, thảm họa thiên nhiên, v.v... ở nước ngoài). Chính vì vậy, tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 28 tháng 12/2013, Lãnh đạo Bộ Ngoại giao tiếp tục đánh giá vai trò quan trọng của các CQĐD trong việc thực hiện công tác bảo hộ công dân VNONN. Trên cơ sở đó, Chương trình hành động năm 2014-2015 của Bộ Ngoại giao, nhằm triển khai thực hiện kết quả Hội nghị Ngoại giao lần thứ 28, trong đó có một số nhiệm vụ, yêu cầu cho công tác bảo hộ công dân VNONN, cụ thể như sau:
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác lãnh sự, nhất là tại các CQĐD, trong việc thực hiện công tác bảo hộ công dân VNONN, với phương châm “chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả và từng bước hiện đại”.
- Chủ động đề xuất đàm phán, ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế liên quan đến lãnh sự và di cư, nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực hiện công tác bảo hộ công dân VNONN.
- Đẩy mạnh việc xây dựng đội ngũ cán bộ ngoại giao và lãnh sự có đầy đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức công vụ, tinh thông nghiệp vụ và chuyên môn lãnh sự, có kỹ năng giải quyết công việc trong và ngoài nước.
- Sớm nghiên cứu xây dựng Trung tâm xử lý khủng hoảng quốc gia nhằm kịp thời ứng phó với các tình huống khẩn cấp và triển khai hoạt động bảo hộ công dân quy mô lớn.
Có thể nói trong 10 năm qua, công tác bảo hộ công dân VNONN đã có chuyển biến về chất và đạt được một số thành tựu vượt bậc, góp phần đưa Nghị quyết 36 vào thực tiễn và tác động tích cực đến cộng đồng NVNONN làm ăn, sinh sống ổn định, có địa vị pháp lý. Nghị quyết 36 đã đánh giá khách quan tình hình NVNONN, đồng thời đưa ra những chủ trương, phương hướng và nhiệm vụ cụ thể, qua đó Chính phủ, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành liên quan tiếp tục triển khai mạnh mẽ công tác bảo hộ công dân VNONN trong tình hình hiện nay và trong thời gian tới./.
Phó Trưởng phòng Bảo hộ công dân
và pháp nhân Việt
* Chú thích:
[1] Tính đến tháng 4/2014, Việt Nam đã ký kết Hiệp định lãnh sự với 20 nước, gồm: Afghanistan, Ba Lan, Bulgaria, Cuba, Hungary, Iraq, Lào, Nga, Mông Cổ, Hoa Kỳ, Nicaragua, Pháp, Séc, Slovakia, Ukraine, Romania, Campuchia, Trung Quốc, Australia và Belarus.
[2] Các Hiệp định và thỏa thuận ký với 20 nước đã quy định cơ quan chức năng sở tại có trách nhiệm thông báo sớm hoặc trong thời hạn từ 02 đến 10 ngày về việc thông báo bắt giữ, tạm giam công dân VNONN.
[3] Tính riêng từ năm 2004 đến nay, Việt Nam đã ký tiếp 12 Hiệp định và thỏa thuận nhận trở lại công dân với Ba Lan, Anh, Slovakia, Thụy Sỹ, Norway, Séc, Ukraine, Hoa Kỳ, Thụy Điển, Nga, Bỉ và Pháp.
[4] Nguồn: www.http//lanhsuvietnam.vn.
[5] Việt Nam đã ký kết Hiệp định và thỏa thuận về chuyển giao người bị kết án phạt tù với 04 quốc gia, gồm: Hàn Quốc, Australia, Thái Lan và Liên hiệp vương quốc Anh và Bắc Ai-len; 21 Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự, dân sự và thương mại ký với 21 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 05 Hiệp định và thỏa thuận được ký kết từ 2004 đến nay, gồm: Ấn Độ, Liên hiệp vương quốc Anh và Bắc Ai-len, Algeria (02 Hiệp định) và Đài Loan(Trung Quốc); 02 Hiệp định dẫn độ ký với Algeria và Hàn Quốc. Nguồn: www.http//lanhsuvietnam.vn.
[6] Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự ký giữa các nước ASEAN ngày 29/11/2004
[7] Hiến pháp Việt Nam 2013, Điều 17, khoản 3.
[8] Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, Điều 6.
[9] Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 Điều 13, khoản 2.
[10] Luật Cơ quan đại diện VNONN số 33/2009/QH 12 ngày 18/6/2009, Điều 8.
[11] Nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác bảo hộ công dân đã được Chính phủ, Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành liên quan ban hành, cụ thể: Nghị định 136/2007/NĐ-CP ngày 17/7/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, Thông tư liên tịch số 08/2009/TTLT-BCA-BNG ngày 06/10/2009 về việc cấp hộ chiếu và giấy thông hành; Nghị định 158 /2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch, Thông tư liên tịch số 11/2008/TTLT/BTP-BNG ngày 31/12/2008 quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch tại các CQĐD; Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự, Thông tư số 01/2012/TT-BNG ngày 20/3/2012 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự v.v…
[12] Quyết định số 135/2007/QĐ-TTg ngày 17/8/2007 của Thủ tướng Chỉnh phủ ban hành kèm theo Quy chế về miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
[13] Quyết định số 119/2007/QĐ-TTg ngày 25/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân VNONN. Theo quy định của Quỹ, CQĐD đã được phép chi cho các hoạt động thực hiện bảo hộ công dân, trợ giúp cho các trường hợp công dân đặc biệt khó khăn, bị tai nạn, gặp rủi ro nghiêm trọng ở nước ngoài khi họ không thể tự khắc phục được, hỗ trợ việc tạm ứng tiến mua vé máy bay, chi trả viện phí, v.v…
[14] www.http//mofa.gov.vn và www.http//lanhsuvietnam.vn.
[15] Số điện thoại đường dây nóng của Phòng là 0918370497.
[16] Sau chiến dịch sơ tán toàn bộ khoảng 17.000 lao động Việt Nam tại Iraq, Việt Nam tiếp tục phải trợ giúp, hồi hương cho 200 lao động tại Lebanon (tháng 7/2006); 261 lao động nữ tại Jordan (năm 2008); hơn 10.000 lao động tại Libya (năm 2011) v.v…
[17] Việt Nam đã phối hợp với các nước như Thái Lan, Indonesia, Nhật Bản, Philippine ..., trong việc hỗ trợ, hồi hương cho hàng trăm người Việt Nam gặp khăn, thiệt hại do động đất, sóng thần tại Thái Lan, Indonesia và Nhật Bản, đặt biệt là khoảng hơn 100 người Việt Nam bị thiệt hại nặng nề do siêu bão Hải Yến (Haiyan) gây ra tại Philippine trong năm 2013.