Miệng nhà quan có gang có thép (*)
Ngồi ở bàn bên cạnh khách là một viên quan bản hạt, dáng bệ vệ, miệng nhai trầu tóp tép, cạnh đó có lính hầu đứng quạt cho ông ta.Viên quan nhai xong miếng trầu, nhổ bã đánh toẹt xuống đất. Bỗng anh hàn sĩ kia mon men lại gần, nhặt miếng bã trầu kia lên nhìn với vẻ quan sát rất kỹ. Quan thấy thế khó chịu và kinh ngạc, bèn lớn giọng hỏi một cách khinh bỉ:
- Thằng kia, mày là ai, ở đâu tới?
Nho sĩ đáp:
- Bẩm ông, tôi là học trò nghèo, đi kiếm chỗ dậy học.
Quan cười mỉa:
- Chà! Học trò nghèo đến nỗi phải đi nhặt bã trầu à?
Nho sĩ nọ xoa tay thưa:
- Bẩm quan, tôi thường nghe người ta nói "Miệng nhà quan có gang có thép", bởi thế muốn nhặt bã trầu của quan xem thử có đúng không ạ?
Biết mình bị xỏ, quan quát:
- Hay lắm! Mày đã tự xưng là học trò, vậy ta truyền cho mày phải đối lại câu mày vừa nói. Đối được thì thôi, bằng không tao, cho một trận dừ đòn!
Nho sĩ ra vẻ sợ hãi, thưa:
- Câu ấy thật khó quá, khó quá...
Quan đắc chí, thét:
- Thế thì lính đâu, đè nó xuống!
Anh nho sĩ kia vội vàng thưa:
- Thôi thì tôi xin mượn tạm một câu cách ngôn dân gian để đối, có được không ạ?
Quan bảo:
- Muốn mượn cách gì mặc mày, nhưng phải đối cho chỉnh!
Anh kia đứng dậy, hắng giọng đọc:
- Đồ nhà khó vừa nhọ, vừa thâm!
Viên quan trố mắt kinh ngạc, đứng chết lặng cả người, trong lòng không khỏi khâm phục. Sau đó, đổ giận làm vui, bảo lính mở bọc lấy trầu tươi mời anh học trò kia ăn. Lại khẩn khoản mời nho sĩ ngồi chung bàn mà dùng chè, đối ẩm. Qua câu chuyện, quan mới sợ hết hồn khi biết ra mình đang ngồi với quan Trạng triều đình, người mà cả vua quan đều kính nể, e dè, anh nho sĩ ngèo ấy là Cống Quỳnh.
(Sưu tầm)
(*) : Tiêu đề do Quê hương đặt