Giai thoại làng văn: Nguyễn Tuân & Nguyên Hồng đánh cờ
Nậm rượu ngon đã cạn, thức nhắm đã vơi, bỗng Nguyên Hồng cầm quân cờ đánh chát một cái xuống bàn, thét to: - Chiếu tướng! Nguyễn Tuân giơ cả hai tay lên trời: - Thua! Xuân Hoàng quên con.
Nhà thơ Xuân Hoàng đưa con đến bệnh viện khám bệnh. Khi cháu vào phòng khám, anh lững thững tản bộ trước sân. Bất chợt có người bạn đi qua trông thấy, rủ anh nhảy lên xe đạp về nhà mình uống rượu đọc thơ, anh đi liền.
Tàn bữa rượu, ra về đã quá trưa, Xuân Hoàng thấy mình quên quên một cái gì. Thò tay vào túi thấy chìa khóa xe, anh nhớ mình để xe ở bệnh viện. Đến bệnh viện, anh thản nhiên lấy xe đạp về nhà. Thấy vợ ở nhà, anh nghĩ: “Sao bà ấy về sớm nhỉ?”. Bà vợ thấy anh về, liền hỏi: - Con đâu? Anh đưa nó đi khám bệnh cơ mà! Xuân Hoàng chợt tỉnh: - Ồ nhỉ! Chết cha. Có ông bạn rủ đi đọc thơ, thế là quên biến! Trở lại bệnh viện không thấy con đâu, anh hốt hoảng đạp xe đi khắp thị xã tìm con, chiều mới về. Đến nhà, thấy con đang nằm ngủ. Thì ra khám bệnh xong, không thấy bố, nó đã khôn ngoan nhờ bác sĩ gọi điện cho mẹ ở Tỉnh hội Phụ nữ sang đón. Bà vợ giấu kín việc này để cho ông chồng đãng trí một bài học.
Biên tập là cái gì?
Nhà văn Nguyễn Quỳnh là biên tập viên NXB Kim Đồng đi thăm bạn ở Vĩnh Phúc. Bất ngờ có chuyện gấp, ông phải về lúc gần nửa đêm. Đến bến Chèm vừa nửa đêm. Bến vắng tanh vắng ngắt. May quá, gặp một ông cụ giữ ngô, nhà văn hỏi đường đến nhà người chèo đò của hợp tác xã. Nghe gọi, mắt nhắm mắt mở, ông lái đò dậy thắp đèn rồi đòi xem giấy công tác. Thấy giấy ghi: “Đồng chí Nguyễn Quỳnh, biên tập viên nhà xuất bản Kim Đồng”, ông càu nhàu:
- Biên tập là cái đ... gì mà đêm phải sang sông?
Nguyễn Quỳnh nghiêm mặt: - Sao ông lại nói thế? Ông không đọc thơ Tố Hữu: “Nửa đêm biên tập diệt đồn à?” (Thực ra là: “nửa đêm bôn tập...”).
Ông lái đò vui vẻ: - Em ít đọc thơ. Vâng, mời bác xuống bến. Thơ tặng tổ thơ.
Năm ấy tổ thơ báo Văn Nghệ chỉ có nhà thơ Vĩnh Mai và Xuân Quỳnh. Xuân Quỳnh gọi Vĩnh Mai là “bố” xưng “con”. Ít lâu sau, nhà thơ Phạm Hổ được bổ sung vào tổ thơ. Phạm Hổ bị bệnh hen. Tổ thơ xem ra yếu. Chế Lan Viên không tiện nói thẳng ra điều đó, ông tặng tổ thơ mấy vần lục bát nghịch ngợm:
Tổ thơ một bố một con Bố già lẩn thẩn, con còn ngô nghê Lại thêm Phạm Hổ mới về Hổ gì... hổ giấy khò khè cả đêm!
Anh em văn nghệ sĩ, sau đợt chỉnh huấn, viết bản tự kiểm thảo. Nhà văn Nguyên Hồng sau khi viết được vài trang, nghỉ tay rít một hơi thuốc lào. Ông đến sau lưng nhà văn Nguyễn Công Hoan nhìn vào tập giấy trắng của bạn. Ngoài mấy chữ “Bản tự kiểm thảo” viết nắn nót, ngồi nửa buổi sáng, Nguyễn Công Hoan chưa viết được chữ nào.
Nguyên Hồng cười khà khà: - Người ta bảo mỗi tối ông viết được vài ba chục trang tiểu thuyết, sao lần này ông viết chậm thế? Nguyễn Công Hoan hóm hỉnh: - Viết tiểu thuyết là bịa như thật cho nên nó nhanh. Còn thứ này muốn viết nhanh thì phải viết thật như bịa cho nên khó ơi là khó!
(Theo 101 Truyện vui Nhà văn VN hiện đại của Nguyễn Bùi Vợi)