A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chuyện về Mạc Đĩnh Chi: Chơi chữ

Mấy lần chơi chữ, đều bị Mạc Đĩnh Chi đối đáp trôi chảy cả, người Nguyên lấy làm phục ông lắm. Họ thường có ý ví ông với Án Tử - đời Xuân Thu...

Một lần nọ, người Nguyên lại giở trò đánh đố chữ. Họ liền viết bốn câu thơ sau và thách Mạc Ðĩnh Chi giải:

Nhất diện lưỡng mi,
Nhất sấu nhất phì
Nhất niên nhất nguyệt
Nhất nhật tam kỳ

Có nghĩa là: Một mặt đôi mày, một gầy một béo, một năm một tháng, một ngày ba lần.

Thật là ngô nghê khó hiểu, vậy mà Mạc Ðĩnh Chi chỉ đưa mắt ngó qua đã có thể giảng rằng đó là chữ bát (八). Vì chữ bát tựa đôi lông mày; chữ bát có một nét to một nét nhỏ; chữ bát là tám: mỗi năm chỉ có một tháng tám; chữ bát là tám cũng đồng âm với chữ bát là bát đựng đồ ăn; do đó mỗi ngày dùng bát ăn ba lần.

Thế là cả mấy lần chơi chữ, đều bị Mạc Đĩnh Chi đối đáp trôi chảy cả, người Nguyên lấy làm phục ông lắm. Họ thường có ý ví ông với Án Tử - đời Xuân Thu, tuy tướng mạo chẳng bằng ai, nhưng tài trí thì chẳng ai bằng.

(st)


Tin liên quan

Tin tiêu điểm

noData
Không có dữ liệu