Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào
Hồi Mạc Đĩnh Chi sang sứ nhà Nguyên thường hay cưỡi lừa đi rong chơi các phố.
Một hôm mải ngắm cảnh hàng phố, đang nghênh ngang trên lưng lừa, bỗng chạm phải ngựa của một người ở phía trước mặt đi tới. Người ấy tức mình liền đọc một câu rằng:
Xúc ngã kỵ mã, Đông di chi nhân dã, Tây di chi nhân dã?
Nghĩa là:
Chạm ngựa ta cưỡi, là người rợ phương Đông hay là người rợ phương Tây?
Từ chữ “đông di” trở đi là lấy ở sách Mạnh Tử, có ý khinh rẻ, cho Mạc Đĩnh Chi là kẻ mọi rợ, man di.
Mạc Đĩnh Chi thấy người đó có thái độ kẻ cả như vậy, bực lắm, bèn đáp lại rằng:
Át dư thừa lư, Nam phương chi cường du, Bắc phương chi cường du?
Nghĩa là:
Ngăn lừa ta ngồi, hỏi người phương Nam mạnh hay người phương
Bắc mạnh?
Từ chữ “Nam phương” trở đi là lấy ở sách Trung dung. Câu này lời lẽ rất ngang tàng, ý bảo rằng chưa chắc người phương Bắc đã hẳn là mạnh hơn người phương Nam, chưa biết “mèo nào cắn mỉu nào?”
Người Nguyên nghe Mạc Đĩnh Chi trả lời, biết gặp phải tay cứng cổ, ra roi cho ngựa đi thẳng không dám hoạnh họe gì nữa.(ST)
Một hôm mải ngắm cảnh hàng phố, đang nghênh ngang trên lưng lừa, bỗng chạm phải ngựa của một người ở phía trước mặt đi tới. Người ấy tức mình liền đọc một câu rằng:
Xúc ngã kỵ mã, Đông di chi nhân dã, Tây di chi nhân dã?
Nghĩa là:
Chạm ngựa ta cưỡi, là người rợ phương Đông hay là người rợ phương Tây?
Từ chữ “đông di” trở đi là lấy ở sách Mạnh Tử, có ý khinh rẻ, cho Mạc Đĩnh Chi là kẻ mọi rợ, man di.
Mạc Đĩnh Chi thấy người đó có thái độ kẻ cả như vậy, bực lắm, bèn đáp lại rằng:
Át dư thừa lư, Nam phương chi cường du, Bắc phương chi cường du?
Nghĩa là:
Ngăn lừa ta ngồi, hỏi người phương Nam mạnh hay người phương
Bắc mạnh?
Từ chữ “Nam phương” trở đi là lấy ở sách Trung dung. Câu này lời lẽ rất ngang tàng, ý bảo rằng chưa chắc người phương Bắc đã hẳn là mạnh hơn người phương Nam, chưa biết “mèo nào cắn mỉu nào?”
Người Nguyên nghe Mạc Đĩnh Chi trả lời, biết gặp phải tay cứng cổ, ra roi cho ngựa đi thẳng không dám hoạnh họe gì nữa.(ST)
Nguồn:quehuongonline.vn Copy link