A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chân ngựa đá lấm bùn

Vua Trần Nhân Tông tên thực là Trần Khâm, quê làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, sinh năm 1258, mất năm 1308, làm vua được 14 năm rồi đi tu ở núi Yên Tử, khai sáng ra Thiền phái Trúc Lâm trong Phật giáo Việt Nam. Nhà vua sáng tác khá nhiều văn thơ.

Sau khi đại thắng trận Bạch Đằng năm 1288 và kết thúc vẻ vang công cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Nguyên, Trần Hưng Đạo rước vua Nhân Tông cùng Thượng hoàng Thánh Tông về Thăng Long. Vua mở tiệc khao thưởng tướng sĩ và truyền cho dân chúng mở hội vui chơi ba ngày đêm, gọi là “thái bình diên yến”.

Tương truyền rằng, trong mấy hôm đó, người ta thấy chân các con ngựa đá tạc ra để chầu hầu trước các miếu điện đều có dính bùn. Người ta cho rằng chính các con ngựa đá và muôn vật vô tri của đất nước đều có tham gia đánh giặc. Việc đến tai vua Trần Nhân Tông. Nhân lúc vui mừng, vua liền ứng khẩu ngâm hai câu thơ rằng:

Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện kim âu.

Dịch nghĩa:

Xã tắc hai phen bon ngựa đá
Non sông nghìn thuở vững âu vàng

(Theo Đại Việt sử ký toàn thư)


Tin liên quan

noData
Không có dữ liệu

Tin tiêu điểm

noData
Không có dữ liệu