Tin mới nhất
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Quyết định phê duyệt Đề án Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài

Quyết định số 14/QĐ-TTg ngày 06/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài.

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY VÀ HỌC TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI”

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài” (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. MỤC TIÊU

Tiếp tục đẩy mạnh việc dạy và học tiếng Việt cho các thế hệ người Việt Nam ở nước ngoài một cách thiết thực, hiệu quả nhằm giữ gìn, củng cố và phát triển ngôn ngữ, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam; khơi dậy và phát huy tinh thần hướng về quê hương, đất nước; góp phần quảng bá tiếng Việt và văn hóa Việt Nam ở nước ngoài.

Huy động sự tham gia tích cực, hiệu quả của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong việc dạy và học tiếng Việt; có đầy đủ chương trình, tài liệu, học liệu dạy và học tiếng Việt thường xuyên được cập nhật, hiện đại theo Khung năng lực tiếng Việt 6 bậc để cung cấp cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài theo yêu cầu; đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá; đa dạng hóa tài liệu, học liệu dạy học tiếng Việt phù hợp với đặc thù từng khu vực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; tạo lập môi trường thực hành giao tiếp tiếng Việt cho người học trong cộng đồng người Việt Nam ở các nước sở tại và ở Việt Nam; thúc đẩy hợp tác quốc tế thông qua việc dạy và học tiếng Việt, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, quảng bá văn hóa Việt Nam.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tuyên truyền, vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức các lớp dạy tiếng Việt; động viên con em người Việt tham gia học tiếng Việt

- Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người Việt Nam ở nước ngoài về tầm quan trọng, lợi ích của việc học tiếng Việt trong việc góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam.

- Tích cực vận động các hội đoàn, tổ chức, cá nhân tâm huyết trên địa bàn và trong nước tổ chức, bảo trợ lớp học tiếng Việt cho con em người Việt Nam ở nước ngoài; phát động phong trào cha mẹ cho con em đi học tiếng Việt đầy đủ, phù hợp với từng lứa tuổi.

- Chủ động vận động chính quyền sở tại tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam tổ chức các lớp học tiếng Việt thông qua việc cấp giy phép hoạt động, cấp đất mở trường, mở lớp, cho mượn địa điểm tổ chức dạy tiếng Việt.

2. Xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu dạy học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài

a) Tổ chức xây dựng Chương trình tiếng Việt theo Khung năng lực tiếng Việt 6 bậc (từ bậc 1 đến bậc 6).

b) Tổ chức biên soạn tài liệu dạy học tiếng Việt, thực hiện chủ trương từ một chương trình có thể biên soạn nhiu bộ sách giáo khoa, cụ th như sau:

- Chỉnh sửa, nâng cấp hai bộ sách “Tiếng Việt vui” và “Quê Việt” (từ quyển 1 đến quyển 6) cho phù hợp với Chương trình dạy tiếng Việt theo Khung năng lực 6 bậc.

- Tổ chức cuộc thi viết sách giáo khoa, biên soạn tài liệu dạy và học tiếng Việt theo Chương trình tiếng Việt 6 bậc tại các nước hoặc các khu vực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

- Biên soạn tài liệu dạy học tiếng Việt song ngữ cho trẻ em lứa tuổi mầm non, học sinh tiểu học.

- Biên soạn tài liệu song ngữ hướng dẫn ông bà, cha mẹ dạy tiếng Việt cho con cháu trong gia đình phù hp với các ngôn ngữ thông dụng và ngôn ngữ nước sở tại.

- Biên soạn tài liệu phát triển tiếng Việt thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật, thực hành tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt Nam.

- Biên soạn tài liệu bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực dạy tiếng Việt cho giáo viên, tình nguyện viên hoặc sinh viên Việt Nam học tập ở nước ngoài.

3. Tổ chức bồi dưỡng giáo viên, tình nguyện viên dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài

- Tổ chức thường xuyên các khóa bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài tại Việt Nam và tại nước ngoài nơi có nhiu người Việt Nam sinh sng.

- Cung cấp tài liệu, bồi dưỡng giáo viên qua Cổng thông tin dạy và học tiếng Việt trực tuyến theo Đề án “Tăng cường dạy tiếng Việt trên mạng trực tuyến cho người Việt Nam ở nước ngoài” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Việt cho con em kiều bào ở khu vực đặc thù (Campuchia, Lào...) theo Đề án được cấp có thm quyền phê duyệt.

- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn giáo viên, tình nguyện viên tham gia dạy tiếng Việt ở những nơi có điều kiện phù hợp.

4. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học tiếng Việt

- Tổ chức các lớp học, khóa học tiếng Việt ngắn hạn tại nước sở tại theo hình thức lớp học truyền thống, phù hợp với điều kiện, đặc điểm từng khu vực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

- Tổ chức các khóa học tiếng Việt ngắn hạn, trại hè học tiếng Việt cho con em Kiều bào tại Việt Nam.

- Phối hợp triển khai có hiệu quả với việc tổ chức dạy học tiếng Việt trên mạng trực tuyến theo Đề án “Tăng cường dạy tiếng Việt trên mạng trực tuyến cho người Việt Nam ở nước ngoài” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Tiếp tục duy trì và đổi mới việc tổ chức dạy tiếng Việt trên truyền hình, đài phát thanh dành cho người Việt Nam ở nước ngoài.

- Tổ chức thường xuyên và đa dạng hóa các hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi tìm hiểu văn hóa lịch sử Việt Nam, ngày hội Văn hóa Việt Nam tại nước sở tại; kết hợp với các sự kiện tổ chức hoạt động xúc tiến, quảng bá của Việt Nam ở nước ngoài như: Hội chợ, triển lãm, xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch...

- Hỗ trợ xây dựng tủ sách tiếng Việt, góc Việt Nam, thư viện Việt Nam tại các thư viện cộng đồng, các trung tâm học liệu hoặc các trường đông học sinh là người Việt Nam.

5. Xây dựng công cụ đánh giá kết quả học tập, cấp chứng chỉ cho người tham gia đánh giá theo Khung năng lực tiếng Việt 6 bậc

- Xây dựng bộ đề thi, ngân hàng câu hỏi kiểm tra, đánh giá năng lực tiếng Việt.

- Xây dựng phần mềm thi và chấm thi bằng máy tính.

- Xây dựng, ban hành phôi chứng chỉ tiếng Việt.

- Ban hành Quy chế thi và cấp chứng chỉ tiếng Việt cho người nước ngoài.

6. Đẩy mạnh xã hội hóa và hợp tác quốc tế

- Tăng cường xã hội hóa, đy mạnh hợp tác quốc tế trong việc tổ chức dạy và học tiếng Việt phù hợp với từng khu vực đặc thù của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

- Phối hợp với các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở nghiên cứu nhằm thúc đẩy việc mở ngành Việt Nam học, nghiên cứu ngôn ngữ tiếng Việt tại các nước sở tại có đông người Việt Nam sinh sống, làm việc và học tập.

- Vận động chính quyền sở tại đưa tiếng Việt thành môn học ngoại ngữ tự chọn trong các trường phổ thông có đông học sinh là con em người Việt Nam.

III. KINH PHÍ VÀ L TRÌNH

1. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án gồm: Ngân sách nhà nước; tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức cá nhân trong nước, ngoài nước; các nguồn hợp pháp khác.

2. Kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án theo lộ trình triển khai như sau:

a) Từ năm 2017 đến năm 2020: Xây dựng Chương trình tiếng Việt theo Khung năng lực tiếng Việt 6 bậc; tổ chức chỉnh sửa và nâng cấp hai bộ sách “Tiếng Việt vui” và “Quê Việt”; tổ chức cuộc thi viết sách giáo khoa, biên soạn tài liệu dạy học tiếng Việt; xây dựng bộ công cụ đánh giá, tổ chức thi và cấp chứng chỉ tiếng Việt theo Khung năng lực 6 bậc; xây dựng tài liệu song ngữ dạy tiếng Việt cho trẻ em.

b) Từ năm 2020 đến 2022: Biên soạn tài liệu song ngữ hướng dẫn ông bà, cha mẹ dạy học tiếng Việt cho con cháu trong gia đình; xây dựng các chương trình, tài liệu phát triển tiếng Việt qua các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật, thực hành tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt Nam; biên soạn tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy tiếng Việt cho giáo viên, tình nguyện viên.

c) Hoạt động thường xuyên: Tiếp tục tổ chức bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài; tổ chức trại hè cho con em Kiu bào tại Việt Nam.

3. Các cơ quan, đơn vị căn cứ vào nhiệm vụ được giao theo lộ trình thực hiện, dự toán kinh phí hằng năm gửi Bộ Kế hoạch và Đu tư, Bộ Tài chính đthẩm định và cấp kinh phí theo quy định hiện hành.

IV. TỔ CHỨC THC HIỆN

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Đề án; phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan đôn đốc, kiểm tra, giám sát, kịp thời đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các giải pháp cần thiết để triển khai thực hiện Đề án đạt hiệu quả cao; định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện Đề án.

Chỉ đạo các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu, học liệu dạy và học tiếng Việt.

Chủ trì tổ chức thẩm định, ban hành Chương trình, tài liệu dạy và học tiếng Việt theo Khung năng lực 6 bậc; ban hành Quy chế thi và cấp chứng chỉ tiếng Việt.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức cuộc thi viết sách giáo khoa, biên soạn tài liệu dạy và học tiếng Việt; tổ chức bồi dưỡng giáo viên, tình nguyện viên dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài; cử giảng viên đi bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên dạy tiếng Việt ở một số nước theo yêu cu của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

2. Bộ Ngoại giao

Chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tuyên truyền, phổ biến tới cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài về tầm quan trọng, lợi ích của việc học tiếng Việt; cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về chương trình, tài liệu dạy và học tiếng Việt.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài vận động cộng đồng người Việt mở lớp học tiếng Việt, vận động con em người Việt tham gia học tiếng Việt; hướng dẫn xây dựng tủ sách tiếng Việt, góc Việt Nam, thư viện Việt Nam tại thư viện cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động và vận động các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, các giáo viên kiều bào tham gia cuộc thi viết sách giáo khoa, biên soạn tài liệu dạy và học tiếng Việt phù hp với đặc thù từng khu vực cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; tchức bồi dưỡng giáo viên, tình nguyện viên dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài.

3. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Btrí kinh phí để thực hiện Đề án theo lộ trình và theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Phối hp với Bộ Ngoại giao, Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài vận động, hướng dẫn xây dựng tủ sách tiếng Việt, góc Việt Nam, thư viện Việt Nam tại thư viện cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

5. Bộ Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo chí tăng cường thông tin, quảng bá về việc dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài.

6. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam

Duy trì và đổi mới việc tổ chức dạy tiếng Việt trên truyền hình, đài phát thanh dành cho người Việt Nam ở nước ngoài.

7. Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài

Phối hợp với Bộ Ngoại giao vận động, hướng dẫn cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khai thác, sử dụng các chương trình, tài liệu dạy và học tiếng Việt một cách thiết thực, hiệu quả.

Phi hợp với các đơn vị liên quan tham gia xây dựng Chương trình, biên soạn tài liệu dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nưc ngoài.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Các tin khác

noData
Không có dữ liệu

Tin tiêu điểm