A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Quy định hiện hành về việc sở hữu nhà và nhận quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014, có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 và Nghị định số 99/2015/NĐ-CP, ngày 20/10/2015 quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đã tháo gỡ được cơ bản những vướng mắc trước đây, đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo người Việt Nam định cư ở nước ngoài (NVNĐCONN) có nhu cầu sở hữu nhà ở và nhận quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Luật Nhà ở 2014 quy định: NVNĐCONN được phép nhập cảnh vào Việt Nam được:

1. Sở hữu nhà ở không hạn chế số lượng

2. Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại không hạn chế số lượng. 

Quyền và nghĩa vụ của  NVNĐCONN đối với nhà ở và đất ở được quy định như người trong nước.

Hình thức sở hữu: Thông qua mua, nhận tặng cho, thừa kế từ doanh nghiệp kinh doanh bất động sản hoặc hộ gia đình, cá nhân; đất ở không thuộc dự án thì phải có nhà ở đã được phép xây dựng. (điểm b, khoản 2, điều 8 của Luật). 

Về thủ tục (khác với người trong nước): NVNĐCONN phải xuất trình giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam (hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam) kèm chứng minh được phép nhập cảnh (có dấu kiểm chứng nhập cảnh Việt Nam); với người gốc Việt Nam là Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam kèm theo hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu (có dấu kiểm chứng nhập cảnh Việt Nam). Nếu không có Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam thì chỉ được sở hữu nhà ở như người nước ngoài (chỉ để ở, không dùng vào mục đích khác, thời hạn 50 năm…).

Việc cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam đã được hướng dẫn tại nhiều văn bản, gần đây nhất là Thông tư Liên tịch số 05/2013/TTLT-BTP-BNG-BCA ngày 31/1/2013, trong đó quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước mình cư trú hoặc kiêm nhiệm hoặc nơi thuận tiện nhất, hoặc Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài hoặc Sở Tư pháp nơi cư trú ở trong nước. Trong thời hạn 05 ngày làm việc các cơ quan trên phải xem xét giấy tờ và kiểm tra, đối chiếu, nếu thấy đủ cơ sở thì cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam; trường hợp không đủ cơ sở thì phải thông báo cho đương sự.         

Thủ tục sang tên nhà đất ở cũng thông thoáng hơn: 

- Người mua, người bán cần làm hợp đồng mua bán nhà đất ở :

+ Trường hợp mua nhà ở thương mại của các đơn vị kinh doanh bất động sản thực hiện theo mẫu hợp đồng mua bán nhà số 01 ban hành kèm theo Nghị định 76/2015/NĐ-CP .

+ Trường hợp mua, nhận cho, tặng, thừa kế thực hiện theo mẫu hợp đồng số 04a ban hành kèm theo Nghị định số 76/2015/NĐ-CP và phải có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi làm hợp đồng, công chứng cần đóng thuế, phí: 

- Thuế, phí sang tên trước bạ (theo qui định tại khoản 1 Điều 7 NĐ số 45/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/3/2011 và căn cứ giá đất từng năm theo quyết định của UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ:

+ Đối với Hợp đồng mua bán thông thường là: 2,5 %

+ Đối với hợp đồng cho tặng người ngoài là: 2,5 %

+ Đối với hợp đồng cho tặng thừa kế người trong gia đình là: 0,5 %.

- Sau khi đóng thuế, phí người mua làm thủ tục sang tên. 

Bộ Xây dựng (Cục Quản lý nhà ở và Thị trường bất động sản) cho biết: Tính đến ngày 28/6/2016 có 884 trường hợp NVNĐCONN đã hoàn tất thủ tục mua nhà tại Việt Nam (tính theo thời điểm Luật Nhà ở số 34/2009/QH12 có hiệu lực) và 547 trường hợp NNN đã hoàn thành thủ tục mua nhà tại Việt Nam (tính theo thời điểm Nghị quyết số 19/2008/NQ-QH12 có hiệu lực).

 

 


Các tin khác

noData
Không có dữ liệu

Tin tiêu điểm