A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ý kiến kiều bào: Thêm đèn giao thông cho làn rẽ trái - giải pháp giảm 70% ùn tắc xe ở các giao lộ

Nói đến tắc xe, ai cũng tặc lưỡi chép miệng: “Ồ! Chuyện thường ngày ở phố!”. Nói đến nguyên nhân, ai cũng dễ dàng nêu ra: đường chật, nhiều xe máy ôtô quá, ý thức kém vv.. và vv…

Tôi nghe mọi người kháo nhau từ lâu: Có lẽ phải đổi tên ngành giao thông thôi vì có cứ chỗ nào “giao” lại sinh “tắc”. Điều đó xuất phát từ sự thật là vào giờ cao điểm sáng và chiều tại những giao lộ dù cũ hay mới, dù hẹp hay rộng luôn xảy ra ùn và tắc xe không nhúc nhích được như một căn bệnh mãn tính nan y của Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Nói đến tắc xe, ai cũng tặc lưỡi chép miệng: “Ồ! Chuyện thường ngày ở phố!”. Nói đến nguyên nhân, ai cũng dễ dàng nêu ra: đường chật, nhiều xe máy ôtô quá, ý thức kém v.v.. và v.v…

Nhưng đi xem cụ thể tôi thấy nhiều đường mới của ta rộng đẹp với hai luồng xe xuôi ngược cách biệt (VD: Liễu Giai, Nguyễn Chí Thanh, Kim Mã…) còn rộng hơn đường cũ ở các thành phố cổ châu Âu. Vậy tại sao tắc?

Số lượng xe máy, ôtô của ta tham gia giao thông so với họ không phải là quá nhiều (Đức có 42 triệu ôtô/ 82 triệu dân). Vậy tại sao tắc?  

Về ý thức kém thì có, nhưng trong phố họ cho phép chạy xe từ 30km/h đến 60km/h con ta mới chạy 10km/h đến 30km/h đã tắc. Vậy tại sao?

Rõ ràng là họ đã giải quyết vấn đề căn bản nào đó mà ta chưa nhận ra. Người Việt mình đâu đến nỗi không học nổi cái hay cái tốt của họ được chứ???

Khi đến các giao lộ, tôi thấy hệ thống đèn hiệu giao thông mới của ta có cả phần hiện giây cho người chờ khỏi nóng ruột nhưng vẫn là loại cột có ba đèn tròn đỏ-  vàng-  xanh như đã có trước đây thời Pháp thuộc(1950)

Chắc người đọc đến đây sẽ phát bực: “Đèn giao thông bao giờ mà chẳng đỏ-vàng-xanh?”

Xin thưa quý vị: loại đèn hiệu giao thông này dễ điều khiển giao thông theo luồng (xuôi, ngược, ngang trái, ngang phải) và đã lạc hậu từ lâu rồi, giờ đây ở châu Âu, châu Mỹ, Australia họ dùng loại đèn hiệu điều khiển giao thông theo làn xe và có hình mũi tên chỉ hướng đi cho rõ (có ba màu đỏ-vàng-xanh thay đổi y như ở đèn tròn). 


(Ngoài ra còn có một số đèn phụ khác như đèn chú ý người đi bộ, chú ý tàu điện, cho phép rẽ phải khi đèn thẳng là đỏ…).

Như vậy là đến tận bây giờ năm 2008 chúng ta vẫn dùng hệ thống đèn điều khiển giao thông (ĐKGT) quá lạc hậu của thời 1950 thì tắc xe là phải.

Còn sự khác nhau giữa hai hệ thống đèn hiệu ĐKGT theo luồng khác thế nào với ĐKGT theo làn xe? Ta lấy ví dụ cụ thể ở một giao lộ của 2 phố mới, rộng có hai luồng xe xuôi ngược riêng biệt A1A2, B1B2, C1C2, D1D2.

A. Xét hệ thống đèn ĐKGT theo luồng (hình 1)

* Khi đèn C1D1 xanh và các đèn khác đỏ (trong 2 phút)

- Luồng xe rẽ trái từ C1 vào A2 sẽ cắt luồng xe đi thẳng từ D1 vào C2 gây tắc ở T1.

- Luồng xe rẽ trái từ D1 vào B2 sẽ cắt luồng xe đi thẳng từ C1 vào D2 gây tắc ở T2.

- Bốn nhánh rẽ phải thông suốt cho đến khi số xe bị tắc quá nhiều ở C1 và D1 sẽ cản trở 2 nhánh rẽ phải này cho đến lúc tắc.

* Khi đèn A1, B1 xanh và các đèn khác đỏ (trong 2 phút)

Ngoài số xe đang tắc ở T1 và T2 thì luồng xe rẽ trái từ A1 vào D2 sẽ cắt luồng xe đi thẳng từ B1 vào A2 và gây tắc ở T3.

- Luồng xe rẽ trái từ B1 vào C2 sẽ cắt luồng xe đi thẳng từ A1 vào B2 và gây tắc ở T4.

- Hai luồng rẽ phải ở A1 và B1 sẽ thông đến lúc số xe bị ùn tắc ở đó quá nhiều gây ùn tắc cả hai lối rẽ phải này.

Cứ như vậy nhân lên các xe cứ ùn tắc không thể đi được.

B. Xét hệ thống đèn ĐKGT theo làn xe (hình 2) có đèn riêng cho làn rẽ trái A1’,B1’, C1’, D1’

* Khi đèn C1’, D1’ xanh và các đèn khác đỏ (trong 1 phút)

- Luồng xe rẽ trái từ C1’ vào A2 không cắt luồng rẽ trái từ D1’ vào B2 nên luôn thông.

- Bốn nhánh rẽ phải đều thông suốt..

* Khi đèn A1’, B1’ xanh và các đèn khác đỏ (trong 1 phút)

- Luồng xe rẽ trái từ A1’ vào D2 không cắt luồng xe rẽ trái từ B1’ vào C2 nên luôn thông.

- Bốn nhánh rẽ phải đều thông suốt.

* Khi đèn A1, B1 xanh và các đèn khác đỏ (trong 1 phút)

- Luồng xe đi thẳng từ A1 vào B2 không cắt luồng xe đi thẳng từ B1 vào A2 nên luôn thông.

- Bốn nhánh rẽ phải đều thông suốt.

* Khi đèn C1, D1 xanh và các đèn khác đỏ (trong 1 phút)

- Luồng xe đi thẳng từ C1 vào D2 không cắt luồng xe đi thẳng từ D1 vào C2 nên luôn thông

- Bốn nhánh rẽ phải đều thông suốt.

Như vậy cùng trong 4 phút, để giải phóng xe khỏi giao lộ thì hệ thống đèn điều khiển giao thông theo luồng gây tắc hoàn toàn, còn hệ thống đèn điều khiển giao thông theo làn xe luôn thông và không hề tắc chút nào! Thật là đơn giản và rõ ràng hết sức, ấy vậy mà… cứ tắc!

Muốn đổi mới để giảm thiểu ùn tắc thì ngành giao thông phải cử người đi học hỏi và mua lắp hệ thống đèn điểu khiển giao thông theo làn xe mới (nên mua của Đức) và phải kẻ sơn chia làn xe.

Tốn bao nhiêu? Chắc chắn sẽ ít hơn con số thiệt hại kinh tế do tắc kẹt xe ở Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và các thành phố khác mà các báo đã sơ bộ nêu ra khoảng 3000 tỷ đồng/năm!

Hà Nội, ngày 22/11/2008
Phạm Huỳnh
(cựu sĩ quan QĐNDVN, Việt kiều tại CHLB Đức)


Tin liên quan

Tin tiêu điểm

noData
Không có dữ liệu