A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ý kiến kiều bào: Nghị Quyết 36 nhìn từ bên ngoài

Từ “hiện tượng” kêu gọi hô hào của một số người Việt ở hải ngoại “chống lại NQ 36” của Bộ Chính trị, khiến chúng tôi thắc mắc, quyết định tìm hiểu nội dung của văn kiện này.

Về thời gian, tính đến nay, NQ 36 đã được ban hành bốn năm tám tháng (26/03/2004 – 18/11/2008).

Theo suy luận, nội dung của NQ này có thể được một ủy ban hay nhóm chuyên gia soạn thảo trình Bộ Chính trị xem xét, bổ sung, phê chuẩn, và ban hành.

Với truyền thống tập quán luật pháp quốc tế của nhiều nước, như chúng ta biết, có một số quốc gia để điều chỉnh luật lệ đã có từ trước (act), họ bổ sung hoặc thay đổi nội dung của một đạo luật  bằng tu chính án (amendment).

Nói như thế, có nghĩa là nội dung của NQ 36 có thể sẽ được điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế của kiều bào, khi nào Bộ Chính trị thấy cần thiết.

Về nội dung, khách quan đánh giá, đây là một văn kiện có ý nghĩa lớn thể hiện mục tiêu của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhằm đoàn kết toàn dân trong và ngoài nước cho sự nghiệp phát triển đất nước.

Về “phương tiện” và “nhân sự” để thực hiện toàn bộ hay một phần nội dung của NQ này, chúng tôi xin đơn cử chi tiết này: “Hoàn chỉnh chính sách khen thưởng đối với người Việt Nam ở nước ngoài, đưa vào nền nếp việc khen thưởng các tổ chức và cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài có thành tích trong vận động xây dựng cộng đồng" (Phần III điều 7)

Cho đến bây giờ, sau bốn năm tám tháng kể từ khi NQ 36 được ban hành, cụ thể là tại Hoa Kỳ, chưa thấy một cá nhân hay tổ chức người Việt nào ở nước ngoài đạt thành tích vận động xây dựng cộng đồng cả.

Tiện thể, chúng tôi cũng xin góp ý như sau, Nhà nước và Quốc hội xem xét lại nội dung của NQ 36 để định chế hóa, tức là qua thủ tục lập pháp, biến toàn thể nội dung đó thành luật. Bởi vì NQ 36, đọc kỹ lại, nội dung này bao hàm giá trị của một thứ “Hiến pháp dành cho kiều bào”, một chủ trương lớn mà đối tượng áp dụng là một cộng đồng kiều bào (Vietnamese Diaspora) trên gần 100 quốc gia, một cộng đồng có tín ngưỡng, thành phần xã hội, quan điểm và tập quán… rất khác nhau.

Và đã là một chính sách lớn như thế, không thể nào trông cậy vào một cá nhân, một nhóm, về căn bản, chỉ có khả năng làm việc không công khai, thiếu khả năng tiếp cận sinh hoạt dòng chính. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi không thể góp ý hết các chi tiết của NQ, nhưng chúng tôi tin vào quyết tâm và nỗ lực của Bộ Chính trị trong việc thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc trong và ngoài nước vì lợi ích của nhân dân. Điều đó được cụ thể hóa qua lời phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: “Đã đến lúc những người có thiện chí ngồi lại nói chuyện với nhau,.” (ngưng trích). Chắc chắn, không phải để chúng ta nhắc lại quá khứ lịch sử, mà là nói lên mối ưu tư, dân tộc ta sẽ phải làm gì trong hiện tại”.

Pat Nguyễn (Hoa Kỳ)


 


Tin liên quan

Tin tiêu điểm

noData
Không có dữ liệu