A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ý kiến kiều bào: Đọc báo quốc nội

Từ thực tế ở Hà Giang, nhìn từ góc độ của kiều bào về tiến trình cải cách hành chánh hiện nay ở trong nước.

Qua hai sự kiện được báo điện tử Hà Giang ngày 26/11/2008 loan tải. Tổ chức gắn lon Đại tá cho 7 vị sĩ quan Công an và báo cáo chỉ tiêu hoàn tất xây dựng 8300 mét đường bê tông (hay trải nhựa) (1). Độc giả kiều bào thấy Tỉnh ủy cần có những kế hoạch, hoặc ít ra là đưa ra sáng kiền, thử đệ trình lãnh đạo Trung ương.

a/ So với nhiều cơ chế chính trị trên thế giới, từ cấp bậc Đại tá lên Thiếu tướng phải có sự phê chuẩn của Quốc hội. Sau đó, các bộ, ban ngành chuyên môn sẽ thi hành văn bản phê chuẩn của Quốc hội.

Bởi vì trong quá trình phục vụ lâu dài, việc thăng cấp bậc hay chức vụ gắn liền với lợi ích, để bảo đảm cho những công bộc Nhà nước có  điều kiện phục vụ nhân dân và xã hội tốt hơn.

b/ So với chỉ tiêu xây dựng đường bê tông ở Hà Giang còn khiêm tốn, phải gia tăng gấp 10 lần như thế trong cùng một khoảng thời gian để bảo đảm rằng Hà Giang cùng với cả nước “bắt kịp” tốc độ toàn cầu hóa kinh tế.

Còn đây là phần trách nhiệm của Trung ương ở nhiều ngành:

c/ Bộ Y Tế cần có “dự thảo luật” (bill) trình Quốc hội thông qua càng sớm càng tốt, quy định tất cả bác sĩ mới ra trường phải về nông thôn các tỉnh (có thể là cấp 2) tạm gọi là “nghèo” để phục vụ để được cấp giấy phép hành nghề.
 

Ở các quốc gia có nền hành chính văn minh, văn bằng (certificate) bác sĩ do trường đại học cấp, nhưng để mở văn phòng, hay xin việc làm, bác sĩ các ngành nói chung, phải có giấy cho phép hành nghề. Mỗi năm, các bác sĩ còn phải học vài ngày về những kiến thức mới về y khoa là yêu cầu bắt buộc để được tái cấp giấy phép hành nghề (renew license). Đối với Bộ Giáo dục cũng nên làm theo quy định này đối với giáo viên trung học, đại học cộng đồng, và đại học “bốn năm” mới ra trường. Trừ những Giáo sư chuyên môn, mà ở các tỉnh nhỏ không có bộ môn đó thì được miễn trừ quy định này.

d/ Những viên chức giữ chức vụ Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ, Ngoại thương, và Giáo dục- Đào tạo (...) ở tỉnh phải nói được một ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, hiện nay là ngôn ngữ giao dịch quốc tế chính thức (international language).
Vì quy định đó, Nhà nước có thể kêu gọi các tổ chức bất vụ lợi về giáo dục ở các quốc gia như Singapore, Philippines, New Zealand, Australia, South Africa, Canada giúp xây dựng Trường Cao đẳng Ngoại ngữ Công Nông.
Ngoài việc đáp ứng nhu cầu “nâng cấp khả năng cán bộ” theo quy định nói trên (nếu được áp dụng), có thể coi đây là nỗ lực của chính phủ “rút ngắn” khoảng cách trong đời sống giữa người dân nông thôn và cán bộ nữa.

Có nghĩa là trong số nông dân ở Hà Giang, hay ở các tỉnh nghèo khác,nếu mô hình này được Nhà nước áp dụng trên cả nước, sẽ mở ra cơ hội cho họ có thể đến trường. Biết đâu, trong tương lai gần, cũng có những cô tiếp viên hàng không, nữ thông dịch viên chính phủ, hướng dẫn viên du lịch, y tá , chuyên viên quản lý dự án phát triển nông thôn, giáo viên nông thông sẽ nói tiếng Anh lưu loát, có thời xuất thân từ Trường Cao đẳng Ngoại ngữ Công Nông Hà Giang hay ở một tỉnh nghèo khác.
Cơ hội sẽ đến với mọi người dân Việt Nam không chỉ là “may rủi” mà là quyền – Quyền bình đẳng về cơ hội. Quyền đó chỉ có thể thành hiện thực thông qua quyết tâm của Đảng, Nhà nước và Quốc hội trong quốc sách cải cách hành chánh như hiện nay.

Pat Nguyễn

 

(1) HGĐT- Ngày 20.11, Công an tỉnh tổ chức Lễ gắn quân hàm Sĩ quan cấp tá năm 2008, từ cấp Thượng tá lên Đại tá cho 7 đồng chí là trưởng, phó các phòng thuộc Công an tỉnh. Thừa ủy quyền của lãnh đạo Bộ Công an, Thiếu tướng Nguyễn Bình Vận, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh gắn quân hàm cho các đồng chí thăng cấp bậc hàm Đại tá

 


Tin liên quan

noData
Không có dữ liệu

Tin tiêu điểm

noData
Không có dữ liệu