A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ý kiến kiều bào: Cần có bộ môn giảng dạy “Americanology”

Chúng tôi lo lắng muốn đề nghị Nhà nước Việt Nam xem xét việc thành lập bộ môn nghiên cứu về nước Mỹ, trong đó có thể có cả nghiên cứu về cộng đồng người Mỹ gốc Việt.

Có thể Việt Nam không thiếu những chuyên gia nghiên cứu về vấn đề Trung Quốc, cũng như một số học viện ở nhiều quốc gia khác trên thế giới, họ còn có cả bộ môn Trung Quốc học (Sinology). Nhưng không biết Việt Nam đã có ngành hay chuyên khoa (branch or faculty) ở đại học hay học viện nghiên cứu về vấn đề Hoa Kỳ (Americanology) chưa. Tiện thể cũng xin nói, có thể người Nhật là những người đầu tiên dùng từ này để nói về sự hiểu biết của họ về nước Mỹ, mặc dù cách ghép từ này có vẻ hơi “khập khiễng” (linguistic handicap). Và, không sao cả, nếu Việt Nam chưa có bộ môn này, mà có ý định phát triển, thì chúng ta có thể đặt tên theo cách của người Nhật vậy – Americanology.

Việt Nam có thể đặt tên là Học viện ASEAN Nghiên cứu Chiến lược Phát triển hoặc lấy tên Học viện Mahatma Gandhi Nghiên cứu Đối ngoại. Qua đó, Việt Nam có thể kêu gọi Ấn Độ giúp thực hiện công trình nghiên cứu về Gandhi. Trong học viện này, có bộ môn nghiên cứu về nước Mỹ (giảng dạy song ngữ). Chẳng những “đào tạo” trong nước, mà có thể có cả chương trình giảng dạy từ xa.

Nếu bộ môn Americanology được hình thành, chỉ vài năm sau, Việt Nam sẽ có một “thế hệ chuyên gia về nước Mỹ”. Thế hệ này có thể có cả kiều bào ở Canada và Mỹ nữa, vì như đã nói ở trên, không loại bỏ khả năng thực hiện chương trình giảng dạy từ xa.

Như vậy, mỗi khi lãnh đạo Việt Nam các cấp cần tham khảo về Mỹ trước khi đi công du, hay có nhu cầu tìm hiểu, thì có ngay cả “một lực lượng chuyên gia” về nước Mỹ.

Chưa kể, chính phủ Mỹ sẽ rất ngạc nhiên về cấu trúc này, biết đâu họ sẽ giúp cho giáo trình.
Cảm nghĩ này được “hâm nóng lại”,  nhân dịp chúng tôi đọc bài “Ẩn số quan hệ Việt-Mỹ” do bà Tôn Nữ Thị Ninh trả lời trên tờ Đất Việt liên quan đến cuộc bầu cử ở Mỹ

Có đoạn bà phát biểu như sau: “Nhưng theo tôi, còn một ẩn số nho nhỏ, là từ trước đến giờ ông Obama chưa hề bộc lộ thái độ gì với VN, cá nhân ông đối với VN như thế nào thì cũng chưa thể biết được. Không riêng gì với VN, mà với cả Châu Á, động thái của ông Obama vẫn chưa rõ ràng, bởi vì, chúng ta biết rằng ông Obama còn quá mới trên chính trường.
Tuy nhiên, cũng có dấu hiệu lạc quan cho thấy, chưa có ai trong “bộ sậu” của Tổng thống Obama chống lại Việt Nam, cả ông cố vấn an ninh quốc gia cũng là một trong những người có cái nhìn thiện cảm với Việt Nam. Tóm lại, thuận lợi hơn thì chưa rõ, mà phân vân lo ngại nó sẽ xấu đi thì không có cơ sở.”

Ngoài ra, còn nhiều chi tiết trong phần phát biểu của bà “chưa sát” với thực tế. Cũng xin nhắc lại, dự luật có tên “The US Ambassador for ASEAN Act” ngày 3 tháng 5 năm 2006 được Senator Lugar đưa ra với sự đồng bảo trợ của bảy Nghị sĩ Hoa Kỳ, trong đó có các ông Joe Biden (nay là Phó Tổng thống), John Kerry, và Barack Obama. Có thể kết luận, các chính trị gia Mỹ ở Quốc hội hiểu rất rõ về vai trò của Việt Nam trong khối này.

Kết quả là hai năm sau, trong một thông cáo từ Jakarta, Indonesia, chào mừng Scot Marciel được bổ nhiệm làm đại sứ Mỹ đầu tiên tại Khối ASEAN.
Chính phần phát biểu của bà Tôn Nữ Thị Ninh khiến chúng tôi lo lắng muốn đề nghị Nhà nước Việt Nam xem xét việc thành lập bộ môn nghiên cứu về nước Mỹ, trong đó có thể có cả nghiên cứu về cộng đồng người Mỹ gốc Việt.

Nguyễn Á Độc Lập (Hoa Kỳ)

 


Tin liên quan

Tin tiêu điểm

noData
Không có dữ liệu