A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nhà báo Quốc tế quan tâm đến chính sách Việt kiều

Việt kiều bắt đầu về Việt Nam nhiều từ năm 1985 và càng ngày càng đông do chính sách với Việt kiều ngày càng thay đổi theo hướng thông thoáng hơn, nhất là từ năm 1990 đến nay Việt kiều có quyền mở công ty TNHH 100% vốn nước ngoài và mới đây là Nghị quyết 36 mở ra cơ hội lớn.

 Ngày 24/3, gần 100 nhà báo Quốc tế đang ở thăm TP Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất  đất nước đã tới thăm khu du lịch “Làng tôi” gặp gỡ với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt kiều TP.HCM.

Ông Phan Thành, Việt kiều Canada, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt kiều TP.HCM đã  thông tin cho các phóng viên là hiện có khoảng 3 triệu kiều bào sống ở nước ngoài, nhiều nhất là ở Mỹ, Canada, Pháp, Úc, trong đó, nhiều người đã nhập quốc tịch khác. Việt kiều bắt đầu về Việt Nam nhiều từ năm 1985 và càng ngày càng đông do chính sách với Việt kiều ngày càng thay đổi theo hướng  thông thoáng hơn, nhất là từ năm 1990 đến nay Việt kiều có quyền mở công ty TNHH 100% vốn nước ngoài và mới đây là Nghị quyết 36 mở ra cơ hội lớn.
 
Ông Phan Thành cho biết ông về nước làm ăn từ năm 1984 và xây dựng khu du lịch "Làng tôi" từ năm 1989, trên một khu đất lớn tại Q.2, với kiến trúc Việt Nam truyền thống. Càng ngày ông càng nhận thấy quyết định quay về quê hương là đúng, vì đây là nơi chôn rau cắt rốn của mình và có nhiều thuận lợi. Càng về sớm càng tốt vì Việt kiều trở về nước càng nhiều tạo cạnh tranh càng lớn. 

Được hỏi là hiện nay Việt kiều về Việt Nam được quyền chọn thực thi một trong hai luật: luật đầu tư nước ngoài và luật khuyến khích đầu tư trong nước, như vậy  được ưu ái còn hơn đối với người trong nước như thế, liệu người trong nước có "hậm hực" mà quay lưng với Việt kiều? Ông Thành đã giải thích  "Chúng tôi chưa hề nhận được phản ứng gì. Người Việt Nam có truyền thống đoàn kết, hòa nhã, nên dễ bắt tay nhau khi cần hợp tác".

Về vấn đề một số Việt kiều hiện nay về nước, đi mua hàng, đôi khi bị tính giá cao hơn bình thường, ông Nguyễn Ngọc Thạch, Phó chủ tịch hiệp hội nói  đó không phải là  chính sách của Nhà nước Việt Nam.  Nhà nước thực hiện chính sách một giá, Việt kiều và người trong nước bình đẳng. Có chăng đó chỉ là một vài dịch vụ của người dân, bán hàng mang tính cảm tính.

Ông Nguyễn Ngọc Thạch, Phó Chủ tịch Hiệp hội, Hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam hiện nay đã khá thông thoáng trong thủ tục đối với Việt kiều. Tất nhiên chưa thể tốt ngay được như những nước tiên tiến. Nhưng trong tương lai gần, với việc Việt Nam gia nhập WTO, Hệ thống này sẽ ngày một tốt hơn để đáp ứng nhu cầu. Hiện nay còn hai vấn đề trong việc tạo điều kiện cho Việt kiều làm ăn tại quê hương là visa và việc Việt kiều mua nhà cần được giải quyết nhanh, ổn thỏa.

 

 

 


Tin liên quan

Tin tiêu điểm

noData
Không có dữ liệu