Một vòng châu Âu, nghĩ về thương hiệu ẩm thực Việt
|
Một thực tế đáng buồn
Những “người đi mở cõi” trong hơn ba thập kỷ qua đã có công mang phong tục Việt, mang những món ăn Việt sang xứ người, quảng bá cho một nền ẩm thực đặc sắc của dân tộc.
Nhưng một thực tế đáng buồn là món ăn Việt ngon là thế, nhưng lại bị lu mờ, bị xuống hạng so với hàng loạt nhà hàng các nước trên khắp châu lục, trong khi khách quan mà nói, nhiều món ăn của họ còn xa mới ngon và rẻ như của mình.
Có lẽ một phần, những món ăn Việt bị những đầu bếp nghiệp dư xa xứ biến cải thành những món ăn na ná mà vẫn mang tên cội rễ. Các quy trình chế biến bị bỏ qua, cách tân một cách tuỳ thích, nên những món phở đặc trưng bị biến thành món mỳ gạo; món nem tinh tuý, đặc sản Việt biến thành món thịt cuốn mà dân Nga gọi nôm na là blinchiki.
Cũng có thể do ở nước ngoài xa xôi, những gia vị thiết yếu nhất không đủ, thực khách không sành ăn “cà cuống cay đưa cho người ngạt mũi”, nên đầu bếp Việt không bõ công đầu tư, chế biến. Một số chủ nhà hàng chạy theo sự cạnh tranh nhanh, nhiều, tốt rẻ nên món ăn Việt trở thành một món ăn nhanh, tầm tầm, không tên tuổi.
Và điều quan trọng nhất là làm nhà hàng ở nước ngoài, đặc biệt ở Nga là vô cùng khó vì vấn đề an ninh và sự cạnh tranh không lấy gì lành mạnh trong lĩnh vực kinh doanh khá hiệu quả này. Đa số những người Việt tại Nga mở nhà hàng đều thuê lại mặt bằng với giá cao kinh hoàng. Khi đã có thương hiệu, nói đúng hơn là đông khách, thì họ thường bị chủ cho thuê hoặc các thế lực trong bóng tối đẩy ra khỏi cơ nghiệp một cách không thương tiếc bằng những lý do trời ơi, đất hỡi, thậm chí bằng cả những biện pháp khốc liệt nhất.
Ở Nga, gần ba chục năm qua, ít nhất đã có 6 nhà hàng Việt cỡ lớn như Hà Nội, Cửu Long, Hồng Hà, Cao Sơn... đội nón ra đi không một lời từ giã. Hiện vẫn đang có bốn nhà hàng tồn tại, trong đó có một nhà hàng dù khó khăn, nhưng vẫn cố giữ lại một cái tên NEMS dân tộc trong hằng hà sa số nhà hàng ngoại quốc giữa thủ đô Nga.
Đang tự đánh mất mình
Những quán ăn mini Việt có mặt ở khắp thế giới, bất cứ nơi nào người Việt đặt chân đến là dường như nơi đó có quán hàng ăn mọc lên như một sự đánh dấu. Ở Séc, dựa vào thế ỷ dốc của Trung tâm Thương mại Sapa thuộc sở hữu của người Việt, nên tại đây có bốn nhà hàng lớn trông khá oai phong và lẫm liệt, nhưng chủ yếu vẫn là ta đãi ta, khách Tiệp quen thi thoảng hoặc vãng lai, số khách sành ăn thì vẫn còn thưa vắng. Còn hàng loạt nhà hàng nằm rải rác ở Praha và các thành phố khác có quy mô nhỏ và dường như các ông chủ không cố tâm đầu tư xây dựng và phát triển nó, bằng lòng và chấp nhận với hiện trạng này.
Tại Vacsava, ngoài 5 nhà hàng tương đối bề thế ngự ở những khu phố chính Thủ đô, trong đó có nhà hàng Quê Hương nằm ngay giữa trung tâm thành phố, còn có gần 50 nhà hàng nhỏ rải khắp Ba Lan. Nhà hàng Việt ở Ba Lan đã bao phen lên bờ, xuống hố vì một vài chủ quán quá đà với khoản thịt chó mèo, bị các phương tiện truyền thông Ba Lan phơi lên không mảy may thương tiếc.
Trong các Trung tâm thương mại lớn của người Việt nằm cách xa trung tâm thành phố Vacsava khoảng ba chục cây số, có những nhà hàng rộng chừng 200, 300 m2 rất đông thực khách Việt và Tây, nhưng chỉ dừng lại ở mức dùng bữa, chứ chưa phải là tiệc. Các nhà hàng ở đây vẫn khai thác các món truyền đời là nem, phở, nhưng xét ra chưa đạt được tầm thương hiệu Việt.
Tại Roma (Italia), thành phố du lịch nổi tiếng bậc nhất thế giới, bốn năm trước đã từng có một nhà hàng Việt, nhưng rồi không trụ lại được cảnh đìu hiu, ế ẩm, không đủ vốn và kinh nghiệm chống chèo, lại im lặng thu quân. Bên đó, Sứ quán ta muốn chiêu đãi khách bản xứ một bữa ăn Việt cũng đành bó tay, thường phải chấp nhận giải pháp mời ra nhà hàng Tàu cho có hơi hướng phương Đông vậy.
Còn ở
Nhiều nhà hàng ăn Việt nhất ở châu Âu có thể nói là
Quận 13 là nơi tập trung nhiều người Việt và người Trung Hoa nhất. Hàng quán ở đây tấp nập như những khu phố cổ Hà Nội hay Sài Gòn. Buổi tối bảng hiệu lấp lánh đủ màu mời mọc. Nhiều biển hiệu dù bằng tiếng Pháp nhưng vẫn giữ nguyên chữ Phở hoặc Cơm Việt
Liệu những nhà hàng san sát ở khu đông đúc người Việt nhất này, trong một vài năm tới có bị Tàu hoá hay lấn lướt hay không? Bưng bát phở 7 euro do một anh phục vụ người Tàu mang đến mà xót cả ruột.
Nhà hàng Asiagourmet ở Potsdam
(thủ phủ của tiểu bang Brandenburg - Đức); Ảnh: Đại đoàn kết
Không hề kém cạnh
Nhưng ở
Ở thời điểm đầu năm 2011, trên khắp nước Đức có tới 39 nhà hàng mang cái tên rất trữ tình này. Gourmet nghĩa là sành điệu. Nó cực kỳ sành điệu bởi trang trí nội thất đầy tính mỹ thuật, rất Á Đông. Từ bàn, ghế, quầy hàng đến bảng hiệu, thực đơn... đều được thiết kế tinh xảo, cầu kỳ bởi những hoạ sỹ, kiến trúc sư có trình độ thẩm mỹ cao. Chủ nhà hàng đã đầu tư một khoản tiền cực lớn cho không gian văn hoá này. Ví dụ một nhà hàng Asiagourmet tại Posdam có khuôn viên khoảng 300m2, nguyên trang trí, mua sắm thiết bị lên đến hơn một triệu euro!
Chị Minh Tâm và chồng – Chủ 39 nhà hàng Asiagourmet;
Ảnh: Đại đoàn kết
Ai đến đây một lần, thì lần sau phải đến nữa cùng gia đình, bạn bè thân thuộc. Trong khi các nhà hàng Âu liền kề vắng hoe, thì tại Asiagourmet luôn phải xếp hàng chờ đợi. Thực đơn có tới hàng chục món ăn, món rẻ nhất cũng phải có giá 5,5 euro. Không chỉ có các món ăn Âu mà các món bún, nem, phở, miến, tôm bọc bột... mang tên Việt Nam luôn được thực khách ưu ái chọn lựa. Tại nhà hàng Asiagourmet, khách Tây chiếm tới 90%, còn người Việt thì chỉ chủ yếu đến đông khi có hội lễ.
Sạch sẽ, phong cách phục vụ tận tuỵ, cởi mở là nét đặc trưng của Asiagourmet. Nhân viên phục vụ đều mặc đồng phục, phần lớn là các cô gái Việt và một số nhân viên người Đức. Các bát ăn, thìa dĩa, cốc chén đều là hàng thửa và mang nhãn hiệu Asiagourmet. Giữa hàng loạt nhà hàng châu Âu, châu Á cạnh tranh khốc liệt và thầm lặng ở Berlin, Asiagourmet hoặc hơn, hoặc ngang hàng chứ không hề kém cạnh kể cả chất lượng, số khách, lẫn thu nhập.
Hệ thống nhà hàng Asiagourmet có nhà máy sản xuất mỳ sợi riêng phục vụ cho các món của mình. Một nhà máy sản xuất giá đỗ với công suất 5 tấn một ngày cũng đã được đưa vào sử dụng. Cách đây không lâu, Asiagourmet cùng với 23 thương hiệu khác đã trúng thầu lầm nhà hàng tại sân bay thủ đô Schonefeld, vượt qua 653 đối thủ nặng ký khác đến từ các nước trên thế giới.
Nhà hàng Asiagourmet tại Berlin; Ảnh: Đại đoàn kết
Chưa dừng lại ở đó, Asiagourmet đang có kế hoạch tham gia đấu thầu tại sân bay khổng lồ Frankfurt và muốn xây dựng, mở rộng thương hiệu hệ thống nhà hàng tại Nga để kinh doanh và quảng bá văn hoá ẩm thực Việt Nam ở châu Âu.
Được biết, để mở được một cửa hàng ăn tại Đức cần phải vượt qua bao nhiêu kiểm định nghiêm ngặt về tính pháp lý, về đăng ký bản quyền, về vệ sinh dịch tễ, cứu hoả...Trong khoảng 5 năm nay, Asiagourmet đã có thể kinh doanh thương hiệu của mình như những nhà hàng lớn trên thế giới.
Chủ 39 nhà hàng Asiagourmet là chị Minh Tâm, vốn là cử nhân Luật tại Đức. Cùng với chồng là nhà văn Vũ Thế Dũng, chị coi việc mở nhà hàng Asiagourmet, tiếp tục khẳng định, truyền bá thương hiệu ẩm thực Việt là nghiệp của mình. Chị cho rằng “Không dám nói là tôi giàu, nhưng nghèo thì không phải, tài sản tôi đủ sống cả đời. Nhưng tôi không có quyền được nghỉ, vì Asiagourmet không thể dừng lại, mà phải mở rộng và tôi tin rằng, chỉ có đi lên”.
Nguyễn Huy Hoàng (LB Nga)