A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bác Hồ mãi ở trong lòng nhân dân Việt Nam

Làm thế nào mà Bác Hồ cùng với biết bao vinh quang trong suốt cuộc đời của Người đã đi vào trí nhớ của người dân Việt Nam như một người thương yêu nhất? Điều đó khó có thể tranh cãi. Có lẽ mỗi chúng ta nhớ đến Bác trước hết vì quyết tâm của Người để lại: “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”!



Tác giả Nguyễn Đắc Như Mai chụp ảnh bên chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh 
dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội

Tại Lễ kỉ niệm 125 năm ngày sinh của Bác do Hội  Người lao động Việt Nam tại Pháp tổ chức tại Hội quán Hội người Việt Nam tại Pháp (HNVNTP) ngày 17/5/2015, anh Nguyễn Đình Tuấn, phóng viên báo Nhân Dân có đặt cho tôi câu hỏi: “Cô nghĩ gì về Bác Hồ?”. Lời đầu tiên của tôi là: “Bác Hồ là một huyền thoại”.

Làm thế nào mà Bác Hồ cùng với biết bao vinh quang trong suốt cuộc đời của Người đã đi vào trí nhớ của người dân Việt Nam như một người thương yêu nhất? Điều đó khó có thể tranh cãi. Có lẽ mỗi chúng ta nhớ đến Bác trước hết vì quyết tâm của Người để lại: “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”!

Thật vậy, nhiều tác giả Việt, Pháp và cả nước ngoài (Mỹ, Nga…), từ cuộc đời của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh hoặc qua kinh nghiệm của mình, đã nói về cuộc đấu tranh và các tác phẩm của Bác. Mỗi tác giả viết theo cách suy nghĩ riêng của mình và mang đến cho người đọc hình ảnh của một con người đứng giữa hai thế kỷ (1890-1969). Dù dưới tên gọi này hay tên gọi khác, họ gọi Bác Hồ là “đồng chí”, là “biểu tượng cách mạng” và là “anh hùng giải phóng dân tộc”. Nhưng có vẻ như không ai tìm thấy những từ ngữ thích hợp để diễn tả Bác Hồ, người đã từng chấp nhận mưu sinh qua nhiều công việc, cho dù là tầm thường nhất: phụ bếp trên một chiếc tàu Pháp (05/6/1911), thợ làm vườn tại Le Havre, rồi thợ quét tuyết, người giúp việc (groom) hay họa sĩ tại London… Quay trở về Paris, Người đã trở thành nhà hoạt động cách mạng, tham gia vào các cuộc họp chung, cùng một số nhà cách mạng thuộc địa ra báo Le Paria (Người cùng khổ), viết bài cho hàng loạt báo khác… Tác phẩm nổi tiếng Bản án chế độ thực dân Pháp do Người viết được xuất bản năm 1925,  tố cáo chính sách thực dân tàn bạo của Pháp và đề cập đến phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa. Trong nhà tù ở Hồng Kông, Người vẫn tiếp tục học tiếng Pháp và tiếng Anh với một cuốn từ điển…

Tôi vẫn nhớ tới lời kể của Đại sứ Võ Văn Sung, Đại sứ đầu tiên của Việt Nam Dân chủ cộng hòa tại Pháp, về lời chúc của Bác trong mùa Xuân 1969 và mong muốn của Bác là:

Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào
Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào,
Bắc-Nam sum họp, Xuân nào vui hơn!

Tôi nghĩ rằng không có gì là quá tâng bốc đối với con người cách mạng được yêu thương như một thành viên trong gia đình người Việt Nam (tại Pháp hay tại Việt Nam). Do đó, Người – một người Bác yêu quý và tôn kính trong lòng nhân dân Việt Nam đã trở thành “huyền thoại”.

Bác Hồ là vị lãnh tụ tối cao, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam!

Nguyễn Đắc Như Mai 
Chủ tịch Hội Khuyến khích phụ nữ VN
làm khoa học (CH Pháp)


Tin liên quan

Tin tiêu điểm

noData
Không có dữ liệu