A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Một Việt kiều trợ giúp trẻ mồ côi tại Việt Nam

Anh Đình Nguyên tin tưởng vào phép mầu. Và anh đã làm việc cật lực để biến vài phép mầu trở thành hiện thực để giúp cho trẻ mồ côi và bị bệnh tật tại Việt Nam.

Giúp đỡ những người khó khăn hơn mình 

Anh Đình Nguyên, 33 tuổi, cùng với sáu người bạn ở tại vùng nam California, Hoa Kỳ, đã bay đến thành phố Hồ Chí Minh vào tháng bảy vừa qua và họ đã trải qua hai tuần lễ để làm quen với các trẻ em, những  người chăm sóc cùng với các thầy cô giáo của chúng ở bên ngoài thành phố, sau đó đi lên vùng cao nguyên nơi các dân tộc thiểu số sinh sống. Đây là chuyến đi thứ hai của anh Đình Nguyên. Và hiện nay anh đang sắp đặt cho chuyến thứ ba vào tháng mười hai tới.

Trong chuyến đi lên cao nguyên, anh Đình Nguyên đã thấy được sự cực khổ của đồng bào thiểu số sống tại vùng núi của Việt Nam. “Các đồng bào thiểu số này đã phải đi bộ vài lần mỗi ngày để lấy nước” - anh Đình Nguyên nói - “Họ mang theo những thùng chứa nước buộc lại với nhau, vác trên đôi vai của họ. Các trẻ em dùng các hòn đá làm đồ chơi. Vì vậy chúng tôi đã mang đến các vòng lắc hula hoop, các bộ đồ chơi, các quả bóng đá nhẹ cùng với các học cụ. Các trẻ em rất tò mò. Các cháu hỏi chúng tôi: tại sao các chú có mặt nơi đây, và cuối cùng các cháu biết được rằng chúng tôi đến để giúp đỡ”.  

Anh Đình Nguyên nói tiếp: “Trong ngày đầu tiên đến đây, chúng tôi đã thuê một chiếc xe tải nhỏ cùng với một tài xế người địa phương. Chúng tôi mang theo các dụng cụ vệ sinh, sữa bột cho trẻ em, các tập sách dạy cách ra dấu dùng cho người câm, thuốc trị bệnh và vitamin dùng cho trẻ em và khi đến đó chúng tôi có mang theo những bao gạo và đem đến các viện mồ côi”. 

Trong chuyến đi vào tháng 12 tới, anh Đình Nguyên muốn mang theo các máy vi tính xách tay. Anh Đình Nguyên đã có sẵn phần mềm giúp cho người điếc có thể sử dụng máy vi tính. “Tuy nhiên, chúng tôi đã đạt được nhiều hơn là cho chính bản thân chúng tôi” - anh Đình Nguyên nói - “Đó là một cách thức sống khác biệt khi bạn nghĩ đến người khác hơn là bản thân mình, hoặc giúp đỡ những người đang chịu nhiều đau khổ”. 

Chuẩn bị cho chuyến trở về vào tháng 12 

Nhóm người này cũng đã thăm viếng một viện mồ côi, nơi mà các trẻ em nạn nhân chất độc da cam nằm xếp lớp. Anh Đình Nguyên cho biết là chất độc đi vào tận gien, cho nên thế hệ trẻ em được sinh ra thiếu tay hoặc thiếu chân, với những cái đầu bị phình to và thân hình xiêu vẹo. Các trẻ em này đã được sự chăm sóc của các nữ y tá nhẫn nại và dịu hiền. 

Anh Đình Nguyên đã gặp bà Jeanne Parks một cách tình cờ tại một trạm tàu hỏa. Người nữ giáo viên, chuyên về các nhu cầu đặc biệt của trẻ em, hiện đã về hưu. Bà Jeanne Parks đã mang cái năng khiếu nói chuyện bằng cách ra dấu đến Việt Nam và có thể nói chuyện với các trẻ em bị điếc mà bà đã gặp. Và chúng có trường học nằm trong các viện mồ côi. Mối liên hệ rất chặt chẽ nên một số trẻ mồ côi lớn lên đã trở lại để dạy học hoặc luôn gìn giữ mối liên lạc”. 

Anh Đình Nguyên chuẩn bị cho chuyến trở về vào tháng 12 bằng cách theo học lớp ngôn ngữ ra dấu tay cùng với việc nuôi cá ở nông trại.

Đình Nguyên nói: “Tuy nhiên, chúng tôi đã đạt được nhiều hơn là cho chính bản thân chúng tôi. Đó là một cách thức sống khác biệt khi bạn nghĩ đến người khác hơn là bản thân mình, hoặc giúp đỡ những người đang chịu nhiều đau khổ”. 

M.D

 


Tin liên quan

noData
Không có dữ liệu

Tin tiêu điểm

noData
Không có dữ liệu