Hương Giang và sự nổi chìm của các nhà hàng người Việt tại Nga
Gần 12 giờ đêm, đã chuẩn bị thu dọn bài vở để đi ngủ, nghe điện thoại bàn đổ chuông, tôi nhấc máy và không khỏi có chút bực mình. Phía đầu dây là Trưởng Phân xã TTXVN tại Nga, bạn đồng môn của tôi từ thời còn chân đất, nón lá đi học. Sau vài câu xã giao đầu Ngô, mình Sở, anh vào ngay đề, hỏi tôi, khi nào thì Nhà hàng Hương Giang khai trương? Đây không phải là câu hỏi tình cờ, vì hai tuần trước, chủ Nhà hàng Hương Giang đặt chúng tôi - những người hợp vía, nhờ đến xông đất làm lễ nhập trạch khu nhà đang cải tạo, theo ngôn ngữ xây dựng Nga là kapremôn. Anh cho tôi hay, sắp tới, TTX phải chiêu đãi khách đối ngoại, mời họ đến nhà ăn Nga hay ăn Âu thì bất cập, mà mời đến nhà ăn Tàu thì vô duyên, đành phải lần lữa đợi nhà hàng của ta khai trương, rồi mời họ đến.
Sự giải thích của anh cũng có lý, một mặt thì rất cần quảng bá văn minh ẩm thực Đại Việt, mặt khác thì ngồi cửa hàng ta, dùng món ăn ta cũng tự tin hơn, lắm chuyện hơn để đàm luận.
“Bảy nổi ba chìm” nhà hàng Việt tại Nga
Nói đến nhà hàng Việt
Khi Liên Xô hãy còn, Matxcơva đang sống trong bầu khí quyển công xã, tại thành phố này có tới hai khách sạn Phương Đông nổi tiếng, đó là Khách sạn Bắc Kinh ngự ở nhà số 1 phố Bretxkaia Vtaraia, đối diện với cung hoà nhạc mang tên Traicovxki, và Khách sạn Hà Nội nằm sát lối ra vào của Metrô Viện Hàn lâm. Trong tiếng Việt, người ta hay đánh đồng hai từ hotel và nhà hàng, đều cứ gọi là khách sạn. Ngủ cũng ở khách sạn, ăn cũng tại khách sạn, mời nhau đến khách sạn ăn còn có thể bị hiểu là mời nhau đi nghỉ! Còn trong ngôn ngữ thế giới, hai từ này rất rạch ròi, khách sạn là nhà hàng, còn hotel là chỗ nghỉ, Nga ngữ gọi là goxtrinnhitxa. Các cơ sở ăn uống của người Việt ở Nga hiện thời chỉ là bậc anh của nhà ăn, và là bậc em út của khách sạn, về mặt cấp độ chỉ“thường thường bậc trung” nên dùng từ nhà hàng là hợp nhẽ!
Riêng Nhà hàng Hà Nội xa xưa hoàn toàn xứng đáng với tên gọi chính danh là khách sạn.Vào những năm 80 và những năm đầu 90 của thế kỷ trước, nó là niềm tự hào chính đáng của mọi người Việt ở Liên Xô. Hiếm có một Khách sạn nào ở Thủ đô Nga lại có một vị trí đại lợi đến như vậy, phía trước là quảng trường rộng rãi, phía sau là vườn cây, xa hơn nữa là Đôm 5 danh giá; bãi xe vòng quanh khách sạn có thể đậu được cỡ năm chục chiếc. Các ông khách muốn dùng chất cay trong bữa tiệc mà ngại công an giao thông “làm việc” thì chọn phương án Metrô, chỉ cần chui ra khỏi đường ngầm ba chục thước là đã đụng vào cánh cửa Khách sạn Hà Nội rồi.
Những năm đó, dù đồng lương công chức eo hẹp, nhưng gia đình Nga nào cũng cố gắng một năm vài bận đưa cả nhà đến ăn ở đây, nên Khách sạn Hà Nội chẳng lúc nào vắng khách. Giám đốc kinh doanh lúc đó cho biết là các buổi tiệc lớn có khi phải đặt trước cả tuần lễ mới bố trí được chỗ.
Thức ăn ngày ấy chưa phong phú như bây giờ, món quý tộc nhất chỉ là nem rán, giò chả, tôm bọc bột; còn thứ cấp là nộm, xa lát, phồng tôm, miến xào. Rượu “Lúa mới” lúc bấy giờ là đỉnh cao của quốc hồn, quốc tuý trong các thứ phẩm vật xuất khẩu, là niềm say mê của những đệ tử lưu linh Nga. Không phải ngẫu nhiên mà cho đến tận bây giờ, khi mà vôtka Nga xuất hiện đủ mọi nhãn mác, cônhăc Gruzia, Johnnie Walker Anh Quốc, XO Pháp… la liệt trên các quầy hàng siêu thị, thì những quý ngài Nga cao niên vẫn nhắc tới “Lúa mới” Nôvưi Rix với một sự ngưỡng vọng, hoài cổ.
Cái thời sơ khởi đó, Khách sạn Hà Nội giống như một người lính với khẩu hoả mai vẫn chiếm lĩnh và làm chủ được một trận địa bỏ không.
Nhưng rồi thời bao cấp đội nón ra đi. Một buổi sáng tĩnh lặng, khách qua đường bỗng dưng không còn nhìn thấy tấm biển quen thuộc của Khách sạn Hà Nội ở cửa ra vào tầng một của khu nhà gạch năm tầng bề thế nữa, thay vào đó là dòng chữ mạ vàng “Cửa hàng đồ gỗ” và tấm quảng cáo món ăn Nhật xanh đỏ vẽ ảnh một
Dường như sự có mặt của Nhà hàng Cửu Long ở cuối phía
Nhưng rồi, vợ chồng chủ Nhà hàng Cửu Long - những trí thức, vừa là nghệ sĩ kinh doanh, phải hứng chịu bao sự cay nghiệt của đòn roi số phận, buộc phải rời nước Nga nên thơ và đầy kịch tính. Nhà hàng Cửu Long giờ đây thậm chí không còn lại một dấu tích gì trong cái quần thể thương mại - giải trí cao cấp nữa, thay vào đó là một tổ hợp siêu thị.
Đúng vào thời điểm Nhà hàng Cửu Long khăn gói ra đi, cạnh Metrô Kalujxkaia, một nhà hàng mới nữa của Việt Nam được quảng bá trên các báo cộng đồng, cũng với tên một con sông lớn: Hồng Hà. Tất cả các dòng sông đều chảy. Tất cả các nhà hàng Việt
Nhà hàng Hồng Hà nằm trong khuôn viên của một Viện nghiên cứu khoa học, có sân trước, sau rất rộng, có bảo vệ trực suốt ngày đêm và đi lại cũng rất tiện. Khách của nhà hàng, ngoài các doanh nhân, quan chức người Việt là chủ yếu, còn có những nhà khoa học Nga và các bạn bè ngoại quốc. Chủ nhân Nhà hàng Hồng Hà là một nhà khoa học nữ, thuận cả tay kinh doanh, thuận cả tay nghiên cứu, từng là người khởi xướng ốp Revi. Rất nhiều người Việt đều động viên và ủng hộ chị, muốn cho nhà hàng tồn tại bền lâu cùng tuế nguyệt tại mảnh đất bão tố này, nhưng rồi thiên không thời, địa không lợi, nhà hàng chỉ thọ được có ba năm, không thuốc thang, không sự cố gắng nào vực dậy nổi.
***
Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, tại Matxcơva, ngoài các nhà ăn phơi ra phố xá, còn có hàng loạt nhà ăn, nhà hàng tầm tầm ẩn mình dưới mái che những Trung tâm thương mại (TTTM). Những nhà hàng này khai sinh với phương châm bất thành văn là người Việt phục vụ người Việt, dân mình bán cho dân mình. Các món ăn ở đây quê kiểng, giá cả không đáng bao lăm, nhưng các chủ nhân vẫn sống khoẻ, nhờ thực phẩm của các cửa hàng khô trong ốp dồi dào, nhờ giá đất thuê lại trong các TTTM cũng còn nhẹ nhàng, mang tính hữu hảo. Những cửa hàng rộng trên trăm mét vuông, chủ cho tân trang chút đỉnh, làm sân khấu, lắp hệ thống âm thanh. Khi có đám cưới, sinh nhật thì nhà ăn trở thành hội trường, kinh doanh loại tiệc này thì chỉ việc đếm đầu người mà tính lãi. Cũng có chủ mạnh dạn đầu tư, cao hứng design mông má, trang điểm nhà hàng của mình có lúc tới hơn năm chục ngàn đô, rồi sau đó vì không gia hạn tiếp được hợp đồng, bị ra rìa, nói trắng phớ ra là bị bật bãi khỏi ốp, tiếc ngẩn ngơ như bị trượt chứng khoán.
Ở trong khu vực ốp thì việc xây dựng, sửa chữa nhà hàng thế nào cũng xong. Tường bôi xanh, bôi đỏ, không cần thiết kế, bản vẽ làm gì, chỉ cần tuyển chục ông cửu vạn người Yên Thành làm phụ hồ và một ông thợ xây Nam Hà là thừa sức hoàn tất một nhà hàng vài trăm mét vuông, có trần bằng nhựa, có đèn chùm, có các ống thông gió và dăm bức tranh chợ na ná như tranh thủy mạc Bờ Hồ. Thẩm mỹ thực khách ta chỉ cần có thế.
Nhưng các cửa hàng ăn ngoài phố, buộc phải tuân thủ việc thiết kế và xây dựng nghiêm chỉnh, thậm chí là màu sơn cũng phải được Uỷ ban Xây dựng cho phép. Lắp thiết bị rẻ tiền và trang trí kiểu nhà quê là mất khách ngay lập tức, nên các ông chủ chú trọng dùng hàng cao cấp từ thiết bị ánh sáng, mành cửa, bàn ghế, nhất là bát đĩa phải là hàng Âu, Mỹ.
Lâu rồi, tôi không vào Trường làm việc thường xuyên vì ở kỷ thông tin này, chỉ ngồi bán nháy chuột là có thể thâm nhập được vào tận hang cùng, ngõ hẻm, việc có mặt hay không có mặt của những người mờ nhạt như tôi chẳng làm ai phải quan tâm. Nhưng hôm tôi vào mới hay là bao nhiêu điều mới mẻ. Khi xong xuôi công việc, xuống định làm bữa trưa thì nhà ăn đã hết giờ, đóng cửa. Một sinh viên thấy tôi phân vân trước bậc cầu thang định vào bufet, bèn đưa cho tôi một số điện thoại dịch vụ. Tôi bấm máy. Một giọng miền Bắc đon đả trả lời. Đó là dịch vụ cơm hộp ngay trong sào huyệt của Trường MGU nổi tiếng thâm nghiêm. Có cả dịch vụ ta lẫn dịch vụ Tàu. Cơm hộp 70 rúp, theo thời giá là 2,8 đô la, rẻ hơn so với nhà ăn nhiều. Nhà ăn tự phục vụ bét ra cũng phải 4 đô! Các bạn sinh viên ta dùng nồi cơm điện nấu lấy, thức ăn mua ở chợ thực phẩm ôptôm (bán buôn) ngay cổng Metrô Đại học Tổng hợp, xào nấu trong bếp ga tập thể. Họ đăng quảng cáo bằng Việt ngữ và Tàu ngữ ở các bảng tin, phục vụ tận nơi để kiếm thêm tiền sinh hoạt. Các thế hệ cao niên từng tu học ở MGU mà biết được điều này thì chỉ biết nhìn đám hậu sinh bằng con mắt nể sợ.
|
Tôi có một anh bạn là tiến sĩ kinh tế thứ thiệt, sống ở Đôm 5 cũ, không chịu nổi cái cảnh những nhà hàng Việt Nam nay còn, mai lụi, tức khí xoay vốn liếng mở một quầy nghiêm chỉnh ngay trên tầng ba của một siêu thị nằm ở Iugzapatnaia. Với lòng ái quốc vô bờ bến, anh đặt tên là NEMS để khẳng định ở xứ người thương hiệu của nước nhà. NEMS dám sánh vai với MacDonald, Roxtic và những đại gia hàng đầu của Châu Âu trong lĩnh vực ẩm thực giữa cùng một lãnh địa. Trong khi các nhà hàng xuất hiện ở Thủ đô Nga muốn có một chỗ đứng dưới mặt trời, thì việc đầu tiên là phải chi tiền quảng cáo thường xuyên và xác định chịu lỗ vài ba năm là ít. Anh NEMS mặc dù được anh em, bè bạn hoan nghênh hết lòng, vẫn phải vừa leo dốc, vừa diễn, vì cái khó nhất đối với anh là mỏng manh về mặt vốn liếng. Với sự lạc quan và bản tính quyết liệt, anh tin là sẽ thành công. Quả đúng như vậy, NEMS đã thu hút được một lượng khách Nga đông đảo và sinh viên các nước ở khu vực đó hâm mộ. Mấy lần vào NEMS, hình ảnh dễ thấy là những nàng sinh viên tóc vàng ngồi trước những tô phở bốc hơi nghi ngút.
Hai cửa hàng còn trụ lại của người Việt tại Matxcơva hiện giờ cũng mang tên hai dòng sông là “Sông Lam” và “Hương Giang” khả dĩ sánh được với một vài nhà hàng của các quốc gia khác. Là người mù loà trong lĩnh vực kinh doanh, nhưng qua các cuộc trao đổi trong những lần được hầu chuyện với các doanh gia, tôi cho rằng, không phải dân ta kém cỏi về mặt trí năng so với dân nước khác, mà là ta chưa có đủ tầm của họ mà thôi. Người Tàu đi đến đâu là tìm cách cắm rễ sâu tại đấy, còn ta thì như người đốt rẫy, du canh, du cư; ta cày rẫy, phát nương, còn dân Tàu thì gặt hái. Đưa ra vài ví dụ, ta có mặt ở Nga theo đường hợp tác lao động từ năm 1981, trước người Tàu; ta làm ốp, ta đánh hàng, làm hải quan, làm dịch vụ giấy tờ, làm du học trước người Tàu…vân vân và vân vân, nhưng rốt ráo, người Tàu họ trụ lại mang tính bền vững, lấn lướt các công việc của ta, còn ta lại là ta, tạm bợ và dặt dẹo.
Rõ mười mươi nhất là chuyện hàng ăn. Người Tàu có ở Matxcơva hai đại siêu thị trên các phố trung tâm và có gần bốn chục nhà hàng, kiôt ăn nhanh. Nhiều khách sạn của họ đã được mua đứt, có quyền sở hữu, họ trở thành chủ nhân ông. Đằng sau họ là cả một sự hỗ trợ chắc chắn và có sự hoạch định dài lâu của một quốc gia hùng mạnh. So sánh một chút với họ chẳng phải khen hoàng tử tốt áo mà là để thấy cái nỗ lực không mệt mỏi của những chủ nhà hàng của chúng ta.
Gian nan một thương hiệu
Một trong những nhân vật đáng nể đó là anh Trần Hưng Tấn, chủ Nhà hàng Hương Giang như đã nói từ đầu. Để cho công minh trong chuyện này, cũng xin thưa, tôi là người quê mùa, cục mịch, cực kỳ xa lạ với rượu bia và các món bổ béo, mỹ vị, cao lương, nên việc viết về Hương Giang là chuyện thôi thúc bình thường của một trọng tài vô tư cầm bút, không vì một sự thiên vị hay sự vụ lợi mảy may nào khác.
Tốt nghiệp Đại học Sư phạm, ra giảng dạy tiếng Nga được vài năm, Trần Hưng Tấn sang Nga làm phiên dịch cho công nhân lao động ở thành phố Lopnhia, cách sân bay nổi danh Seremetievo2 một cuốc tắcxi chừng nửa tiếng. Giải nghệ phiên dịch, Tấn đầu quân vào làm quản trị ở Công ty Bến Thành, đảm nhận từ việc quản lý ốp đến đối ngoại. Hình như trong những việc làm này, anh không phát huy hết những năng lực và sở trường của mình, vẫn bức bối như người béo mang áo chật trong cả một quãng thời gian dài. Và cuối cùng, anh tìm ra cội nguồn của niềm đam mê đích thực khi được bàn giao tầng một và khu tầng ngầm của căn nhà ba tầng cũ kỹ trên phố Xusôvxki Val. Ai đã từng đến Metrô Xavilôvxkai hẳn còn mang ấn tượng một căn nhà màu đỏ gạch rêu phong theo đúng nghĩa của nó, được xây nên từ đầu thế kỷ trước. Cũng như mọi khu nhà trong thành phố, ngôi nhà cao niên này cũng có tầng ngầm (pôđval), nhưng đáng tiếc là chiều cao của nó chỉ vẻn vẹn hơn mét rưỡi, trong khi muốn sử dụng vào bất cứ mục đích gì, trần cũng phải cao minimum hơn hai mét, để một người bình thường cũng có thể đi lại, đứng ngồi. Không ngần ngại, Trần Hưng Tấn đã dốc hầu bao của mình thuê thợ hạ thấp nền tầng ngầm xuống hơn sáu chục phân, tạo chiều cao và không gian cho khu vực anh đưa vào sử dụng. Gần năm chục chuyến ô tô chở đất đá, rác thải đi đổ cách thành phố trên 120km. Anh mày mò, tìm hiểu, thiết kế tầng ngầm thành quần thể giải trí, có sauna, phòng ăn; còn tầng trên là một nhà hàng hoàn hảo, trang trí thuần khiết Á Đông với những vật liệu bài trí mang từ Huế sang. Ngoài chuyện kinh doanh ra, anh còn muốn biến nơi này thành một địa điểm giao lưu, truyền bá văn hoá dân tộc Việt. Anh đặt tên nhà hàng là Hương Giang, gọi theo tiếng Nga là Aramatnaia Reka - con sông tỏa hương thơm.
Thời hưng thịnh, nơi đây dập dìu người qua lại, các cửa sổ sáng đèn cho đến tận nửa đêm. Mùa Đông năm 1999, khi chuẩn bị tiếp mười Đại sứ các nước ASEAN, Đại sứ nước ta đã chọn Hương Giang làm nơi đón khách, giới thiệu văn minh ẩm thực của xứ Rồng Tiên. Cách bày biện, thái độ phục vụ và các món ăn chế biến cầu kỳ của Hương Giang đã chinh phục được các nhà ngoại giao Đông Nam Á kỹ tính. Các đoàn công tác, từ những vị cấp Bộ trưởng và cao hơn Bộ trưởng của ta khi qua Matxcơva cũng đều ghé thăm Hương Giang. Trong bản trích ngang lý lịch truyền miệng về Hương Giang, Nhà hàng này được đánh giá là nơi giao lưu có đẳng cấp của cộng đồng.
Thế nhưng, Nhà hàng Hương Giang cũng trải biết bao phen lên bờ, xuống ruộng. Khi Xaliut 5 tuột khỏi tay người Việt, số phận Hương Giang rơi vào cung tật ách, phải chịu bao sự o ép, khi thì bị kiểm tra, khi thì mất nước, khi thì cắt điện, chỗ đỗ xe bị rào chắn ngay cửa ra vào… Trong vòng hai năm, gia đình Trần Hưng Tấn ba lần chuyển nhà, và ba lần Hương Giang phải đóng cửa, coi như lịm hẳn về mặt lâm sàng.
|
Để mất cái tên Nhà hàng Hương Giang, chuyển sang loại hình kinh doanh khác thì nhẹ như không, nhưng để cứu vãn một thương hiệu hiếm hoi đã dày công tạo dựng hơn tám năm qua, thì cần phải có một sự đầu tư không nhỏ về tiền bạc, công sức. Nhờ có bề dày quan hệ với các chủ ngân hàng và gần một tá công an khu vực, ngay trong mùa Hè 2005, Trần Hưng Tấn đã tìm thuê được một chỗ hơn 100m2 ngay trong siêu thị của Nhà máy Búa Liềm nổi tiếng. Hai tháng trời, anh cùng thợ làm việc ròng rã, tốn kém không biết bao nhiêu mà kể để kịp thời đưa “Hương Giang
Nhưng buông soong nồi, tắt bếp là thừa nhận bỏ cuộc và thất bại! Đang lúc ngã lòng thì cánh tay của thần may mắn chìa ra gõ cửa, Trần Hưng Tấn tưởng như có được phao cứu sinh trong cơn lũ. Nhân chuyến sang thăm Ulianôv của Đoàn cán bộ tỉnh Nghệ An, lãnh đạo chính quyền thành phố có đặt ra vấn đề hợp tác và phát triển kinh tế giữa hai thành phố từ lâu đã có quan hệ kết nghĩa truyền thống. Dường như đã có ý định từ trước, Sứ quán ta chọn mặt gửi vàng, thu xếp cho
Nói thì dễ, nhưng phất là phải có thực lực về tài chính. Tấn bươn bả khắp nơi, tìm đến nhiều địa chỉ để huy động vốn bổ sung cho việc sửa chữa, nâng cấp cho cơ ngơi mới của mình. Anh muốn nhà hàng của mình phải là nhà hàng đẹp nhất, có tiếng nhất trong thành phố. Anh đặt tên là “Hương Giang
Gần như cùng một thời điểm, anh tìm ra giữa phố cổ Matxcơva, gần khu ba Nhà ga Lêningrat- Kazan- Iarôxlav một ngôi nhà quý tộc Nga, có tuổi đời hơn một thế kỷ, nằm cạnh phố Xtaraia Baxmannaia. Những năm trước đây, nó cũng là một nhà hàng, nhưng vì một lý do nào đó, ông chủ người Ấn Độ đã ngả khăn đội đầu từ biệt. Xung quanh ngôi nhà cổ là hàng loạt cơ quan, công sở. Nhà hàng Hương Giang mới nằm ở tầng một vừa kín đáo, vừa phô bày, vừa khiêm nhường lại vừa kiêu kỳ như một người đẹp không thèm thi hoa hậu. Cái khó nhất của nhà hàng trong khu phố cổ là giá thuê, và bãi đậu xe. Vế thứ nhất là cái khoản giá, tôi không dám xía vào; còn vế thứ nhì, thì xin mạnh mồm nói rằng, ở đây chỉ sợ khách không đủ xe mà đậu!
Khi tôi viết những dòng này thì được biết,
Tình cờ, hôm ra sân bay đón
Hương Giang sẽ lại chảy – và lần này - giữa phố cổ Matxcơva!
Nguyễn Huy Hoàng (LB Nga)