A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hồ Chí Minh - Nhà văn hoá lớn

Hồ Chí Minh là một nhà văn hoá lớn chính bởi sự kết hợp hài hoà giữa dân tộc với quốc tế, giữa giai cấp với nhân loại, giữa truyền thống với hiện đại trên cơ sở chủ nghĩa nhân văn vì hạnh phúc và sự hoàn thiện của con người.

Theo nhận thức chung thì: danh nhân văn hóa là những con người, những nhân vật nổi tiếng, kiệt xuất, có cống hiến lớn lao cho nền văn hóa dân tộc, được lịch sử, dân tộc biết đến, ghi nhận và đánh giá cao; là đại diện, biểu trưng cho một nền văn hoá dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh là danh nhân văn hoá bởi tư tưởng sự nghiệp của Người đã trở thành văn hoá và tư tưởng văn hoá đó, vượt giới hạn của không gian, thời gian, mang giá trị vô giá, vĩnh cửu. Tại khoá họp lần thứ 24, ngày 20/11/1987, Nghị quyết của UNESCO (Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc) đã khẳng định: Năm 1990 sẽ được đánh dấu bằng lễ kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam và là một nhà văn hóa kiệt xuất. Tổ chức đại diện của trên một trăm quốc gia với các chế độ chính trị, xã hội khác nhau và những nền văn hóa khác nhau đã thừa nhận hai vĩ nhân trong Hồ Chí Minh: vừa là anh hùng giải phóng dân tộc, vừa là danh nhân văn hóa. Mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa dân tộc có thể có nhiều danh nhân văn hóa, song rất hiếm người cùng lúc đạt hai danh hiệu như vậy.


Bác Hồ với các đại biểu Hội Phật giáo Việt Nam, ngày 3/1/1957 

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá, nhưng tổng hợp lại thì văn hoá là nhằm "hoá thành văn minh, thoát khỏi dã man". Vươn lên thoát khỏi "sự dã man", dù đó là trong cuộc sống tự nhiên hoặc bởi cuộc sống nô lệ, luôn là ý chí của con người ngay từ thuở còn sơ khai. Và mọi sáng tạo văn hoá đều bắt nguồn từ cuộc đấu tranh mang ý chí giành lấy cuộc sống có nhân cách và tự do của con người. Đồng thời mọi sáng tạo văn hoá cũng đều nhằm phục vụ mục tiêu giải phóng con người thoát khỏi vòng nghèo nàn và lạc hậu, thoát khỏi ách nô lệ áp bức. Khởi xướng cuộc đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi với tinh thần "văn minh chống bạo tàn". Bởi vậy, Hồ Chí Minh là nhà văn hoá lớn trước hết vì một sự nghiệp văn hóa cao cả: luôn nỗ lực đấu tranh không ngừng để giải phóng con người khỏi sự tối tăm và lạc hậu; khỏi mọi áp bức, bóc lột và bất công tàn bạo; luôn mưu cầu tự do, hạnh phúc cho tất cả mọi người. Người mong mỏi làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành; mong nhân dân biết sống có tình có nghĩa đồng bào; Hơn thế còn là sự ước muốn cho mọi người cần lao trên trái đất, không phân biệt màu da, sắc tộc, được sống đời tự do. Từ những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã coi văn hóa vừa là mục đích, vừa là phương tiện của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Với bút danh Nguyễn Ái Quốc, Người đã là tác giả của hàng trăm bài báo, thơ, tranh đả kích trên các trang báo Người cùng khổ, báo Nhân đạo, … lên tiếng tố cáo tội ác dã man của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân Việt Nam, nhân dân ở các nước thuộc địa, cũng như nhân dân lao động ở chính quốc. Người đã sử dụng ngòi bút để thức tỉnh, kêu gọi những con người đang bị đè nén, bị bóc lột đứng lên đấu tranh giành lấy quyền con người với đúng nghĩa của nó. Hồ Chí Minh đã đưa ánh sáng văn hóa đến với những người cần lao, để họ đến với cách mạng, giúp họ hiểu và thực hiện có hiệu quả việc tự giải phóng bản thân. Cả cuộc đời Người cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại, giải phóng con người. Trong hội thảo quốc tế, kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Hồ Chí Minh tại Hà Nội, Tổng giám đốc UNESCO đã khẳng định: "Chỉ có ít nhân vật trong lịch sử trở thành một bộ phận của huyền thoại ngay khi còn sống và rõ ràng Hồ Chí Minh là một trong số đó. Người sẽ được ghi nhớ không phải chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ, mà còn là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại viễn cảnh và hy vọng mới cho những người đấu tranh không khoan nhượng, để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất này".

Sự nghiệp giành độc lập cho dân tộc được thực hiện thì nền văn hoá dân tộc được phục hưng. Với tầm nhìn chiến lược của một nhà văn hoá: không chỉ để phục hưng mà còn phát triển nền văn hoá của dân tộc Việt Nam lên tầm thời đại, góp phần làm phong phú thêm nền văn hoá của các dân tộc trên thế giới,



Bác Hồ với các đại biểu dự Hội nghị Công giao toàn quốc, ngày 9/3/1955 

Được tiếp xúc với nhiều nền văn hoá lớn trên thế giới, Hồ Chí Minh đã dành thời gian, dày công nghiên cứu văn hoá của phương Đông và phương Tây, tìm hiểu các tôn giáo khác nhau để học hỏi làm giàu vốn tri thức của bản thân bằng kho tàng kiến thức mà nhân loại đã sáng tạo, đúc kết nên trong quá trình hình thành và phát triển. Để nghiên cứu và học hỏi từ những nền văn hoá đó Người đã làm chủ và sử dụng thành thạo nhiều ngôn ngữ khác nhau. Chủ tịch Hồ Chí Minh trân trọng tất cả các nền văn hoá, nhưng tiếp thu một cách có chọn lọc, gạn đục khơi trong, kiểm nghiệm, vận dụng và sáng tạo trong thực tiễn. Người tìm thấy điểm gặp gỡ và giao thoa giữa hai nền văn hoá phương Đông và phương Tây, giữa các tôn giáo, các học thuyết chính trị, các vị lãnh tụ, các chính khách lớn

Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy" (2).

Nhận là "ngưòi học trò nhỏ" của các bậc vĩ nhân của nhân loại, đặc biệt quan trọng là của Mác và Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện thái độ, sự khiêm nhường của một nhà văn hoá lớn. Cũng trong sự khiêm nhường học hỏi đó, Hồ Chí Minh đã tìm ra một phong cách ứng xử văn hoá cho riêng mình - một phong cách mang dấu ấn Hồ Chí Minh đậm nét trong cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Dấu ấn văn hoá đó, từ năm 1923 được nhà báo Liên Xô Ô-xíp Man-đen-xtam nhận xét: "Từ Nguyễn Ái Quốc toả ra một thứ văn hoá, không phải văn hoá Âu châu, mà có lẽ là một nền văn hoá tương lai" (3).

Nhận xét này chỉ có thể giải thích bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp xúc và hấp thụ những giá trị tiến bộ của văn hóa nhân loại trên nền văn hóa truyền thống hàng nghìn năm phát triển của dân tộc Việt Nam. Đó là nhân tố cơ bản và hành trang xuyên suốt trong cuộc đời nhà văn hoá kiệt xuất Hồ Chí Minh. Và cho dù ở thời điểm nào, phong cách giao tiếp ứng xử cũng như văn phong của Hồ Chí Minh luôn thể hiện bản chất, sắc thái Việt Nam, nhưng lại rất hiện đại phù hợp với thực tế. Văn hóa truyền thống Việt Nam và sự tiếp thu, kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại đưa tới một nền văn hoá tương lai nơi Hồ Chí Minh. Nhờ sự hiểu biết sắc thái, tôn trọng những đặc điểm văn hoá khác nhau của văn hoá phương Đông, phương Tây trong mọi thời đại mà trong mọi cách xử thế, Hồ Chí Minh đã giải quyết thành công các vấn đề lớn thuộc về chính trị, tôn giáo, dân tộc ở trong nước cũng như trong quan hệ quốc tế. Theo Người, trân trọng mọi giá trị của văn minh nhân loại, hài hoà giữa lợi ích cá nhân, dân tộc và nhân loại cũng chính là để mưu cầu hạnh phúc cho con người. Vì thế, Hồ Chí Minh luôn là biểu tượng của văn hoá, nhân cách, trí tuệ và tâm hồn Việt Nam "đậm chất nhân văn, giàu lòng vị tha và bác ái". Dù đã từng được gặp hay chỉ được nghe kể thì tất cả đều bị cuốn hút bởi Người như nhận xét của Tiến sĩ M.Amét, Giám đốc UNESCO Khu vực châu Á - Thái Bình Dương "Hồ Chí Minh đã thành công trong việc liên kết nhiều sắc thái văn hóa vào một nền văn hóa Việt Nam duy nhất. Người đã làm được việc này nhờ sự hiểu biết sâu sắc và tôn trọng những đặc điểm văn hóa khác nhau".

Nhưng không dừng ở đó, Hồ Chí Minh là nhà văn hoá kiệt xuất còn bởi tư cách là chủ thể sáng tạo văn hoá. Từ vốn sống thực tế và sự hiểu biết phong phú về văn hoá trong quá trình học tập nghiên cứu, đặc biệt khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tinh hoa của văn hoá nhân loại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng tạo ra một nền văn hoá mới - nền văn hoá cách mạng trong lịch sử dân tộc. Trong nền văn hoá đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã là người sáng lập ra nhiều tờ báo cách mạng đầu tiên ở Việt Nam, là người đặt nền móng cho nền giáo dục văn học, thơ ca cách mạng của nước ta. Bằng những tác phẩm mang tầm vóc lớn lao của một nhà văn, nhà thơ, nhà giáo dục, Người đã đóng góp những giá trị đặc sắc vào kho tàng văn hóa thế giới, nhưng in đậm bản sắc văn hoá Việt Nam. Sáng tạo văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh có mặt ở nhiều thể loại: từ tiểu thuyết tới truyện ngắn, từ thơ tới kịch, từ văn chính luận tới bút ký … Và ở lĩnh vực nào sự sáng tạo đó cũng đạt tới trình độ bậc thầy với tầm nhìn thời đại, vì thế luôn mang tính thời sự và giá trị thực tiễn sâu sắc. Sáng tạo văn hoá của Người thực chất là sự sáng tạo vì cuộc đời và con người, vì hạnh phúc của nhân dân; là làm sao cho mỗi người biết hướng thiện và hoàn lương; biết kết đoàn, chung lưng đẩy lùi cái xấu xa, tàn bạo, phi nhân tính, để cùng nhau xây dựng một đất nước giàu mạnh, một xã hội công bằng, văn minh - một xã hội mà trong đó: "Mọi người vì mỗi người, mỗi người vì mọi người" và "sống để cho nhau". Sáng tạo văn hoá của Hồ Chí Minh luôn có mặt chủ thể con người với khát vọng tự do, công lý, hoà bình, ấm no, hạnh phúc …. điều đó đã làm nên giá trị nhân văn của một nhân cách lớn.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà văn hoá kiệt xuất còn với tư cách là khách thể trong sáng tạo văn hóa. Khi còn sống cũng như lúc đã đi xa, Người luôn là một tấm gương sáng ngời về đạo đức, tác phong để chúng ta học tập và noi theo. Hình ảnh cao quý, tư tưởng vĩ đại của Người luôn có sức cảm hoá lớn và là niềm cảm hứng, là đề tài vô tận cho sự sáng tác của các nhà văn, các hoạ sỹ, các nhà lý luận …

Hình ảnh "anh hùng giải phóng dân tộc" và "danh nhân văn hoá" đã hoà quyện tạo nên một nét riêng độc đáo ở Hồ Chí Minh không chỉ là trong quá khứ, mà đang sống ở hiện tại và sẽ tiếp tục toả sáng trong nền văn hoá tương lai, như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhận định "Tư tưởng Hồ Chí Minh là một kho tàng đầy của báu, là di sản chứa đựng bao giá trị, giá trị đó, nói cho cùng là giá trị văn hoá mà chúng ta khai thác chưa được bao nhiêu". Người đã để lại không chỉ cho nhân dân Việt Nam, còn để lại cho nhân loại một di sản tư tưởng văn hoá vô giá, có giá trị bền vững, như Nghị quyết khoá họp lần thứ 24 của tổ chức UNESCO đã viết "... Sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau...". Với tinh thần đó Hồ Chí Minh không chỉ thuộc về dân tộc Việt Nam, mà còn là của nhân loại. Để minh chứng cho điều đó, chúng ta hãy kiểm nghiệm trong thực tế để nhận thấy rằng rất nhiều công trình tưởng niệm, những không gian Hồ Chí Minh đang phát triển rộng khắp không chỉ ở trong nước mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt, một trong những Đề án lớn của "Năm Ngoại giao Văn hoá - 2009" là "Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hoá kiệt xuất, ở nước ngoài". Ngay từ những ngày đầu xuân Kỷ Sửu này chúng ta đã có những dự án hợp tác mới trong việc dựng tượng và xây dựng không gian, nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở một số nước như Mêhicô, Mông Cổ, Lào…

Tóm lại, Hồ Chí Minh là một nhà văn hoá lớn chính bởi sự kết hợp hài hoà giữa dân tộc với quốc tế, giữa giai cấp với nhân loại, giữa truyền thống với hiện đại trên cơ sở chủ nghĩa nhân văn vì hạnh phúc và sự hoàn thiện của con người.

Nguyễn Thuý Đức

----------------

1. Hồ Chí Minh toàn tập, T.3, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tr.431

2. Trần Dân Tiên. Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch. Bản tiếng Trung văn. Nxb Bát Nguyệt xã. Thượng Hải 1949.

3. Sđd, T.1, tr. 478

: "Học thuyết Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm của nó là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm của nó là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có những điểm chung đó sao? Họ đều muốn mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên cõi đời này, nếu họ họp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mĩ như những người bạn thân thiết.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi xướng và trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp xây dựng nền văn hoá mới của nước ta theo phương châm và nguyên tắc "dân tộc, khoa học, đại chúng" (Đề cương văn hóa Việt Nam nam 1943). Nắm được các nhu cầu cơ bản và cấp thiết của quần chúng, Người đã quan tâm tới việc đưa văn hoá vào đời sống sinh hoạt của người dân: từ vận động thanh toán giặc dốt, đến phát động phong trào đời sống mới, cải cách lối sống và phong cách làm việc, thực hiện chủ trương "Kháng chiến hóa văn hóa và văn hóa hóa kháng chiến"… Mọi hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ đều lấy dân làm đối tượng phục vụ. Giải phóng về văn hóa chính là giải phóng triệt để cho con người và phát triển con người, mà trước hết là những con người cùng khổ. Bởi nạn đói, nạn dốt chính là căn nguyên của cuộc sống tối tăm và nô lệ cả ở góc độ tự nhiên và quan hệ xã hội; là mối hoạ không chỉ với ở những nước nghèo đói chậm phát triển, mà còn ngay ở các cường quốc có nền kinh tế và khoa học phát triển. Theo Hồ Chí Minh văn hóa là mục đích cuộc sống, giúp con người tồn tại và phát triển: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng chúng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn" (1).    

Tin liên quan

Tin tiêu điểm