A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Những vết tích kiến trúc đáng lưu ý tại hố D2 và D7

Khu D có vị trí ở gần Hội trường Ba Đình, thuộc Trung tâm Thể thao Ba Đình. Diện tích khai quật tuy chưa lớn, nhưng đã làm xuất lộ nhiều dấu tích kiến trúc. Tại các hố D2 và D7 cũng đã phát hiện được nhiều dấu tích kiến trúc thời Lý, Trần, Lê. Bài viết này tôi xin chú ý đến hai dấu tích kiến trúc quan trọng.

(Tiếp theo kỳ trước)

1. Nền gạch có niên đại thời Lý

   
  

 


Toàn cảnh dấu tích kiến trúc
thời Lý - Trần - Lê ở hố D2

Tại hố D2 có nền gạch thời Lý có cấu trúc như sau:

Nền gạch này được lát bằng loại gạch cỡ lớn (hình chữ nhật) đa phần các viên gạch đều đã bị vỡ. Hiện tại, còn 6 viên chia làm 2 hàng, hướng lát của các viên gạch chữ nhật này là hướng Tây. Tổng chiều dài Bắc - Nam của nền gạch là 1,13m, tổng chiều rộng Đông - Tây là 0,9m. Các viên gạch lát hình chữ nhật này có màu đỏ thuộc loại đa sắc (sắc đỏ pha lẫn sắc vàng).


 Chi tiết viên gạch có ghi
niên đại "Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo"
năm 1057 ở hố D2

Hàng thứ nhất (tính từ phía Đông): Viên thứ nhất (tính từ phía Bắc) có kích thước: Chiều dài còn đo được là: 0,56m - chiều rộng: 0,39m - chiều dày: 0,08m. Viên thứ hai có chiều dài còn đo được là: 0,41m, chiều rộng: 0,38m, chiều dày: 0,08m. Viên thứ ba có chiều dài còn đo được là: 0,57m, chiều rộng: 0,35m, chiều dày: 0,08m.

Hàng thứ hai (tính từ phía Đông): Viên thứ nhất (tính từ phía Bắc) có chiều dài còn đo được là: 0,36m, chiều rộng còn đo được: 0,26m, chiều dày còn đo được: 0,08m. Viên thứ hai có chiều dài còn đo được là 0,365m, chiều rộng còn đo được: 0,32m, chiều dày: 0,08m. Viên thứ ba có chiều dài còn đo được là: 0,36m, chiều rộng còn được là: 0,29m, chiều dày: 0,07m.


 Một góc phần nền kiến trúc có xây những viên gạch ghi niên đại năm 1057 ở phía đông hố D2

Phía trên nền gạch này chúng ta còn phát hiện thấy một đoạn tường gạch xây hình chữ U gồm hai lớp gạch ôm lấy nền gạch. Chiều dài của hàng gạch chạy theo hướng Bắc - Nam là: 1,34.

Ở hai đầu của hàng gạch xây bắt góc chạy song song với hướng chạy của nền gạch phía dưới và được xây chờm ra ngoài (so với nền gạch phía dưới) ở phía Bắc: 0,085m, ở phía Nam: 0,12m.

Toàn bộ đoạn đường này đều được xây bằng gạch đỏ đa sắc. Đặc biệt trong lớp gạch trên có 2 viên gạch in nổi hai hàng chữ: Lý Gia Đệ Tam Đế Long Thu Thái Bình tứ niên tạo (năm 1057) ở trên mặt lớn của viên gạch.

Tuy chưa rõ tính chất và quy mô của nhóm kiến trúc này, nhưng dựa vào chất liệu, kích thước gạch và đặc biệt là niên đại ghi trên gạch thì có thể sơ bộ kết luận: Đây là mảng nền kiến trúc

2. Cống thoát nước thơm thời Trần ở hố D7:
 


 Chi tiết đoạn cống thoát nước lớn
thời Trần ở hố D7

Các vết tích kiến trúc gạch phát hiện hố D7 kiến trúc gạch phát hiện tại hố D7 bao gồm nền gạch. Cống gạch.

Tại lớp L5 của hố D7 có hệ thống cống gạch gồm có 2 bộ phận. Bộ phận thứ nhất nằm ở phía Bắc hố D7 kéo dài một phần sang phía Nam. Bộ phận thứ hai nằm ở phía Nam của hố D7. Cả hai bộ phận này đều nằm trên trục dọc theo hướng Bắc - Nam, hai đầu Bắc và Nam của hệ thống cống tiếp tục chạy vào các vách Bắc và Nam của hố.

Bộ phận cống phía Bắc: phần này kéo dài từ vách Bắc sang đến phần Nam của hố

với tổng chiều dài còn đo được là: 7,4m. Đoạn này có cấu trúc như sau: Hai bên xây bằng gạch bìa xếp nghiêng tạo thành hình lòng máng, tuy nhiên có vẻ không được đồng nhất lắm. Đáy cống được lát bằng cả hai loại gạch bìa và gạch vuông. Ở đoạn cuối của cống ở phía Nam chúng tôi thấy một viên ngói âm được đặt nằm ngửa lát theo chiều dọc của cống, đầu to của viên ngói (dài 36cm) quay về phía Nam có lẽ được dùng như một thứ đầu máng xả nước.

Bộ phận cống thoát nước

Cống được xây bằng gạch bìa và gạch vuông, theo cạnh xếp giật lùi dần ra hai bên, lớp trên lùi sâu so với lớp dưới tạo thành dáng thoai thoải. Ở vách phía Tây của cống hiện còn 16 lớp gạch với tổng chiều cao của thành cống phía Tây là: 0,88m. Ở vách này các lớp gạch thường được xây giật cấp lùi vào từ 5cm đến 6cm.

Ở vách phía Đông của cống hiện tại còn 11 lớp gạch với tổng chiều cao của thành cống phía Đông là 0,82m. ở thành cống phía Đông các lớp gạch cũng được xây giật cấp lùi vào từ 4,5cm đến 10,5cm. Như vậy ta thấy các cấp ở thành cống phía Đông xây lùi vào nhiều hơn so với thành cống phía Tây, điều đó tạo ra thành cống phía Tây dựng đứng hơn thành cống phía Đông. Kích thước của cống phía Nam dài 3,65m, miệng cống rộng 1,62m, đáy cống rộng 0,43m - 0,47m, sâu,88m.

Trong số gạch lát đáy có một viên gạch lát có in nổi hoa lá thời Trần còn tương đối nguyên vẹn.

Qua các điểm đo độ sâu của hệ thống cống, chúng ta có thể thấy nước chảy từ Bắc xuống Nam, từ bộ phận cống phía Bắc xuống bộ phận cống phía Nam. Độ chênh lệch của lòng cống phía Bắc và lòng cống phía Nam từ 52cm đến 57cm.

Trên đây là một vài dấu tích kiến trúc đáng lưu ý ở khu D. Mảng nền gạch ở hố D2 là đặc tính kiến trúc duy nhất hiện nay có niên đại ghi trên gạch được xây vào khoảng thế kỷ 11. Cống nước thời Trần là một loại cống đặc sắc riêng có ở khu D so với hệ thống các cống nước khác ở khu A và B. Những dấu tích này có ý nghĩa lớn trong việc so sánh tìm hiểu niên đại của các di tích khác.

Hà Văn Cẩn
(Xem tiếp kỳ sau)


Tin liên quan

Tin tiêu điểm

noData
Không có dữ liệu