A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Lý Thái Tổ (1010-1028)

Niên hiệu: Thuận Thiên. Người khởi dựng triều Lý là Lý Công Uẩn người làng Cổ Pháp (Từ Sơn, Bắc Ninh).


Tượng đài Lý Thái Tổ

Công Uẩn sinh năm Giáp Tuất (974), là con nuôi của thiền sư Lý Khánh Văn từ 3 tuổi và truyền thuyết vẫn cho rằng ông là con của Vạn Hạnh, anh ruột Khánh Văn.

Công Uẩn lớn tỏ rõ có chí lớn khác thường. Ông đến Hoa Lư làm quan nhà Tiền Lê đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Khi vua Thiếu Ðế bị chết, biết ông ôm thây vua khóc. Vua Ngoạ Triều khen là trung, cử ông là Tả tướng quân chế chỉ huy sứ thống lĩnh hết quân túc vệ.

Khi Lê Long Ðĩnh mất, Lý Công Uẩn đã ngoài 35 tuổi. Vua kết tự Long Ðĩnh còn nhỏ, Lý Công Uẩn chỉ huy quân túc vệ trong chốn cung cấm. Bây giờ lòng người đã oán giận nhà Lê nên quan Chi hậu là Ðào Cam Mộc cùng các quan trong triều tôn Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế vua Thái Tổ nhà Lý. Vua Thái Tổ thấy Hoa Lư hẹp nên bèn dời đô về La Thành. Tháng bảy năm Thuận Thiên nguyên niên (1010) vua khởi sự rời đô. Khi ra đến La Thành, Thái Tổ lấy cớ có điềm trông thấy rồng vàng bay lên liền đổi Ðại La thành Thăng Long thành (tức Hà Nội bây giờ), đổi Hoa Lư thành phủ Tràng An và Cổ Pháp thành phủ Thiên Ðức. Vua Thái Tổ chỉnh đốn việc cai trị, chia nước làm 24 lộ, hội Hoan Châu và Ái Châu là trại.

Vốn thông minh bẩm sinh, lại được nhập thân văn hoá cơ vùng đất văn minh, văn hiến, lại được sự nuôi dạy của những vị cao tăng xuất chúng, Lý Công Uẩn thực sự là người con ưu tú của dân tộc. Ông đã cùng triều Lý làm rạng danh nước Ðại Việt, viết nên những trang sử oanh liệt dựng nước và giữ nước.

Chùa Ứng Tâm nơi ông sinh ra bây giờ có tên là chùa Dặn.

Ngôi huyệt chỗ giếng nước ở rừng Báng năm xưa, những gò ở xung quanh trông giống như hoa sen nở 8 cánh nên nhà Lý truyền ngôi được 8 đời.

Vua Lý Thái Tổ trị vì 19 năm thì mất, thọ 55 tuổi.


Tin liên quan

Tin tiêu điểm