Chủ tịch Hồ Chí Minh tiên tri chiến lược bảo vệ Biển Đông
Biển Đông với diện tích rộng gần 4 triệu km2, là một vùng biển sâu chứa dầu khí lớn trên thế giới, các nhà nghiên cứu dự tính có khoảng 200 tỷ thùng, có nhiều loại thủy hải sản, khoáng sản quý hiếm, thuận lợi cho các hoạt động quân sự, tàu ngầm, tàu lớn… chiếm lĩnh thế trận một khi có biến cố xảy ra.
Tượng đài Bác Hồ trên đảo Cô Tô |
Biển Đông nằm trong tuyến đường hàng hải thiết yếu trên thế giới, hàng năm có khoảng 40.000 lượt tàu thuyền nhộn nhịp qua lại vận chuyển hàng hóa tới các khu vực kinh tế lớn từ Đông Bắc Á đến Ấn Độ Dương, Trung Đông đến Tây Thái Bình Dương… chiếm vị trí thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế năng động của xã hội loài người.
Biển Đông nếu bị một nước hoặc nhóm nước khống chế, ngăn chặn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, chính trị, nhịp sống phát triển của nhiều vùng kinh tế trên hành tinh.
Theo nhận định của các học giả, Biển Đông đã và đang trở thành tâm điểm chú ý và cảnh báo mối nguy cơ xung đột trong thời gian tới, Việt
Thế kỷ 20, Hồ Chí Minh - Danh nhân Văn hóa và Anh hùng Giải phóng Dân tộc – là linh hồn của mọi chiến thắng của dân tộc Việt
Từ thẳm sâu lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chỉ dạy, nhắc nhở các thế hệ cảnh giác, nêu cao khí phách, lòng tự hào dân tộc, đoàn kết một lòng chống âm mưu phân hóa, chia rẽ của kẻ thù, cùng nhau bảo vệ toàn cõi biên cương, biển đảo và xây dựng đất nước giàu mạnh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Bờ biển nước ta có vị trí rất quan trọng”
Tháng 3/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi công tác về vùng biên giới, hải đảo, cùng những người cộng sự, cán bộ địa phương, chiến sĩ bộ đội Hải quân vào hang Đầu Gỗ, đảo nhỏ thuộc Vịnh Hạ Long. Nơi đây xưa kia là công binh xưởng của đội quân tinh nhuệ nhà Trần, họ đã vót hàng nghìn cọc gỗ cắm trên sông Bạch Đằng đánh thắng quân giặc Nguyên Mông. Người chỉ rõ: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục trao trọng trách: “Bờ biển nước ta có vị trí rất quan trọng. Vì vậy nhiệm vụ của hải quân trước mắt cũng như lâu dài rất nặng nề nhưng rất vẻ vang. Phải biết tìm ra cách đánh phù hợp với điều kiện con người, địa hình bờ biển nước ta và vũ khí trang bị mình có. Hải quân ta phải học tập kinh nghiệm chiến đấu hiện đại nhưng không được quên truyền thống đánh giặc xa xưa của tổ tiên” (HCM biên niên tiểu sử, 2008, NXB CTQG, HN).
Tầm nhìn Hồ Chí Minh xuyên suốt không gian thời gian. Đó là chiến lược bảo vệ biển đảo quê hương, trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, con người chế tạo các loại vũ khí có độ chính xác cao, gây sát thương lớn trên một vùng rộng, “vũ khí trang bị mình có” và “Hải quân ta phải học tập kinh nghiệm chiến đấu hiện đại” là vô cùng quan trọng. Thêm vào đó dựa vào địa hình hiểm trở, thế núi, thế đất làm điểm tựa dễ gây bất ngờ trong chiến tranh bảo vệ đất nước, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng các vùng biển đảo của đất nước chúng ta theo đúng nguyên lý. Người luôn chỉ dạy, phải hội tụ thiên thời - địa lợi - nhân hòa, mưu trí, dũng cảm bảo vệ biên cương Hải đảo Tổ quốc. Chúng ta cần theo “địa hình bờ biển” nhưng “không được quên truyền thống đánh giặc xa xưa của tổ tiên”. Trước âm mưu biến ảo của kẻ thù, chúng ta phải nâng cao cảnh giác chiến đấu, kết hợp tài trí mưu lược và vũ khí tối tân.
Đảo Cô Tô - nơi duy nhất được dựng tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người còn sống
Ngày 09/5/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục cuộc hành trình đến các đảo vùng Đông Bắc Tổ quốc, huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) - giữ vị trí chiến lược vô cùng quan trọng - được Bác đến thăm và căn dặn bà con, chính quyền các cấp: “Thủ đô Hà Nội tuy xa các đảo, nhưng Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đến đồng bào các đảo và mong đồng bào đoàn kết, cố gắng và tiến bộ”.
Kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân, chính quyền huyện đảo Cô Tô xin được dựng tượng để luôn nhớ tới tấm lòng của Người với đồng bào vùng Biển đảo quê hương. Được sự chấp thuận của Bác, sau thời gian chuẩn bị kỹ, ngày 22/5/1968, công trình tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh khánh thành trên huyện đảo Cô Tô. Đây là pho tượng duy nhất được dựng tại vùng biển đảo khi Chủ tịch Hồ Chí Minh còn sống. Ngược dòng thời gian, vào những năm 60 ở thế kỷ 20, đất nước còn ngổn ngang trăm công nghìn việc, công việc lớn lao, vận dụng thần khí chuẩn bị tinh thần, trí lực cho công cuộc xây dựng miền Bắc vững mạnh, ổn định, phát triển kinh tế, xã hội sau đêm trường nô lệ và sự tàn phá của cuộc chiến tranh do Thực dân Pháp gây ra, tiến tới đấu tranh thống nhất nước nhà. Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với các chiến sĩ hải quân, chính quyền và nhân dân huyện đảo, nhắc nhở và vạch chiến lược bảo vệ biển đảo quê hương. Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại huyện đảo Cô Tô giữ vị trí chiến lược vô cùng quan trọng, ngược dòng lịch sử hào hùng, hiển hách của cha ông ta từ thời xa xưa, càng hiểu sâu sắc các vị Phật Tổ, Thánh Tổ, Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Pháp Loa, Huyền Quang, Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi… đã hết lòng vì dân, vì nước, vì sự trường tồn bền vững và giàu mạnh muôn đời của dân tộc. Các đấng vĩ nhân sau khi đánh tan kẻ thù xâm lược phương Bắc đã trút bỏ mọi hư danh, huyễn hoặc, coi nhung lụa, chức tước, quyền quý cao sang là hão huyền và hiểu sâu sắc sự cám dỗ nhục dục dễ gây báo hại cho muôn dân mà lên vùng núi Đông Bắc hải đảo, biên cương Tổ quốc lặng lẽ âm thầm tu nhân tích đức kết nối anh linh hồn thiêng sông núi tạo thành thế liên hoàn trên vùng núi Yên Tử, Côn Sơn, Kiếp Bạc, Chí Linh… dải núi linh sơn, địa mạch tả Thanh Long hội tụ linh khí đất trời với vùng biển đảo Cô Tô lan tỏa khắp mọi miền Tổ quốc, hòa hợp hồn thiêng sông núi Việt Nam.
Theo suy nghĩ luận giải thông thường, Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đầu tiên được dựng khi Người còn sống phải được hình thành ở một trong những vị trí có ý nghĩa như: Quê hương Nam Đàn (Nghệ An), hoặc Hang sâu Pắc Bó (Cao Bằng) hay Vườn hoa Ba Đình lịch sử (Hà Nội) nơi Người đọc bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, cũng có thể dựng tượng đài gần Cây đa Tân Trào, Mái đình Hồng Thái, Bản Nà Lừa - những địa điểm đáng ghi nhận trên Chiến khu Việt Bắc…
Nhưng không, nhìn trên bản đồ Việt
Trở lại năm tháng lịch sử 1945 – 1946, một giai đoạn chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa luôn bị các thế lực đen tối thù trong giặc ngoài tìm cách lật đổ, nền kinh tế suy sụp, nhân dân đói khổ lầm than, khó khăn chồng chất khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng suốt, minh mẫn vạch đường lối chiến lược của Nhà nước Việt Nam cần phải làm nhằm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ biên cương hải đảo của Tổ quốc thân yêu.
Tháng 12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Lời kêu gọi Liên Hợp Quốc”, trong đó Người khẳng định:
Trong cuộc đấu tranh vì những quyền thiêng liêng của mình, nhân dân Việt Nam có một niềm tin sâu sắc rằng họ cũng chiến đấu cho một sự nghiệp chung: đó là sự khai thác tốt đẹp những nguồn lợi kinh tế và một tổ chức có hiệu quả cho an ninh ở Viễn Đông”. (HCM TT, tập 4, tr.470).
Từ những thực tế trên, đó chính là tầm nhìn siêu việt vượt không gian thời gian của lãnh tụ thiên tài Hồ Chí Minh, Người là kết tụ anh linh hồn thiêng sông núi, hoạch định thế chiến lược, vì quyền lợi thiêng liêng của Tổ quốc.
Lê Cường (Hội Khoc học Lịch sử Việt