A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đọc văn khấn ngày giỗ

Trong ngày giỗ con cháu phải khấn mời để tổ tiên về phối hưởng. Dân gian đã từng nói “tâm động quỷ thần tri” (người có lòng thì quỷ thần chứng giám), lời khấn dù thô sơ, nôm na tới đâu, hương hồn các cụ cũng thông cảm và thụ hưởng lễ vật của con cháu dâng lên.


Khi khấn đến tên người đã khuất con cháu phải khấn khẽ trong miệng để tỏ lòng thành kính. Người xưa kính trọng ai không bao giờ đọc tên người đó. Tuy nhiên, khấn giỗ cần khấn hết tên tục, tên hiệu, tên hèm của người hưởng giỗ.

Lúc khấn giỗ, con cháu cần phân biệt các hàng kỵ, cụ, ông bà và cha mẹ. Đàn ông khấn chữ khảo, đàn bà khấn chữ tỷ. Cao tằng tổ khảo, tức là kỵ ông, cao tằng tổ tỷ tức là kỵ bà….  Trong ngày giỗ, sau khi khấn giỗ xong, phải buông chiếc y môn tức bức màn bàn thờ xuống để các cụ hưởng lễ.


(Theo Từ điển Lễ tục Việt Nam,
NXB Văn hóa Thông tin, 1996)


Tin liên quan

Tin tiêu điểm

noData
Không có dữ liệu