A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tết mông phải có bánh pá dù

Có một năm đi dọc đường biên ngày giáp Tết ở Điện Biên, cả ngày chả thấy hàng quán nào, đói lắm, anh bạn đi cùng dừng ở một căn nhà ven đường. Chủ nhà xởi lởi mời nước, hỏi đói à, rồi sai vợ đi rán bánh giầy. Chảo mỡ nóng, thả miếng bánh dẻo quẹo vào, tiếng xèo xèo, bánh vàng rộm, phồng lên, hai đứa người Kinh ăn cắm cúi. Bánh giầy ấy là bánh giầy người Hà Nhì làm ngày Tết, khách đến là mang ra rán mời ăn như thế. Sau này, đi qua nhiều cái Tết khắp nơi, đều nhớ cái bánh giầy ấy. Nhớ cả cái vị mỡ lợn đậm đậm, vừa ăn vừa gật gù bên chén rượu.

 Xuân về trên bản người Mông, Hà Giang

Nông Thị Bích Vân sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng là người dân tộc Nùng. Bố cô, một bác sĩ bệnh viện quân đội, thoát ly quê từ nhỏ, rồi ở lại Hà Nội. Nhà có ba chị em gái, đều dân tộc Nùng nhưng quê ở xa nên lâu lâu mới về quê ăn Tết một lần. Nhưng người Nùng rất lạ, ngay cả khi Cao Bằng - quê cô - phát triển, có nhiều phong tục đã lai ít nhiều, thì cái chất vẫn còn. Chẳng hạn mỗi độ Tết, mấy anh con rể đều phải mang đồ đến nhà bố mẹ vợ. Ở Cao Bằng, Tết con rể thường mang đôi gà, còn ngày rằm tháng 7 mang đôi vịt. Hà Nội đất chật, bố mẹ Vân cũng thoải mái, bảo có gì mang đấy. Chồng Vân vẫn mang chân giò muối đến lễ bố mẹ vợ dịp tết, còn rằm tháng 7 thay vì đôi vịt sống thì mang vịt quay.

Thế nên, Tết người Nùng với gia đình Vân vừa xa lại vừa gần. Lần đầu Vân về quê ăn Tết, là cách đây chừng chục năm. Chợ phiên giáp Tết sao to đến thế. Người chen người, như thể cả năm mới có một lần mua sắm, dù vẫn là đồ đấy, khu chợ đấy. Chiều 30 Tết, vừa đóng cửa hàng, chú Vân lái xe máy chở ra khu rừng gần nhà chặt lấy một cành đào rừng mang về.

Năm ngoái nhà Vân về quê ăn Tết to. Vì Tết năm đó còn là lễ thượng thọ bố Vân 73 tuổi. Đàn ông người Nùng vẫn thượng thọ từ năm 61 tuổi, 12 năm làm một lần. Trong làng đợt ấy cũng có vài ba đám thượng thọ nữa. Ông Nông Đình Nhất, bố Vân là trưởng họ, nhưng xa nhà lâu, mọi phần chuẩn bị do chú thím lo lắng. Trước một ngày chị em Vân đã lên đó, được các mợ dạy vấn tóc kiểu người Nùng, mặc áo truyền thống. Rồi cả nhà quây quần giã bánh giầy chuẩn bị cho lễ. Gạo nếp nấu lên được giã nhuyễn bằng cây song - nhờ thế mà không dính vào cối. Già trẻ đều tham gia giã. Lúc bột còn nóng, chị em bắt đầu nặn những chiếc bánh to tròn bày trên lá chuối được hong qua lửa. Trẻ con cũng được cho phép nặn những chiếc bánh nhỏ theo ý. Bánh giầy để cúng được còn phải trang trí bằng mực làm từ quả mùng tơi nghiền nát, tạo thành một thứ hoa văn màu tím trên chiếc bánh tròn. Mâm lễ cúng gồm con lợn sữa quay, bốn, năm con gà. Vì là ngày Tết nên mâm cúng thượng thọ còn có bánh tải - một loại bánh như bánh chưng Tết dưới xuôi.

Ngoài phần lễ của bà Bụt, thầy Mo, Vân cứ nhớ mãi nghi thức của con cái. Mỗi người con đều mang theo một túi gạo và một ít tiền, Vân chuẩn bị từ Hà Nội mang lên, đặt lên mâm cúng, tượng trưng cho việc góp tiền, góp gạo nuôi cha mẹ. Rồi khi cúng xong, bố mẹ ngồi trên ghế, con cháu đứng quanh dâng rượu. Từng người một quỳ trước mặt bố mẹ, dâng lên một bát cháo và một cốc rượu mời bố mẹ. Vân ở Hà Nội, lần đầu tiên cô quỳ trước mặt bố mẹ dâng rượu, trong lòng xúc động vô cùng. Cái Tết đó, là kỷ niệm lớn nhất của cả nhà. Đến cả cậu con rể lần đầu mặc áo truyền thống quỳ lạy bố mẹ vợ, cũng cứ ngẩn ngơ.

Nông Thị Bích Vân sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng là người dân tộc Nùng. Bố cô, một bác sĩ bệnh viện quân đội, thoát ly quê từ nhỏ, rồi ở lại Hà Nội. Nhà có ba chị em gái, đều dân tộc Nùng nhưng quê ở xa nên lâu lâu mới về quê ăn Tết một lần. Nhưng người Nùng rất lạ, ngay cả khi Cao Bằng - quê cô - phát triển, có nhiều phong tục đã lai ít nhiều, thì cái chất vẫn còn. Chẳng hạn mỗi độ Tết, mấy anh con rể đều phải mang đồ đến nhà bố mẹ vợ. Ở Cao Bằng, Tết con rể thường mang đôi gà, còn ngày rằm tháng 7 mang đôi vịt. Hà Nội đất chật, bố mẹ Vân cũng thoải mái, bảo có gì mang đấy. Chồng Vân vẫn mang chân giò muối đến lễ bố mẹ vợ dịp tết, còn rằm tháng 7 thay vì đôi vịt sống thì mang vịt quay.

Thế nên, Tết người Nùng với gia đình Vân vừa xa lại vừa gần. Lần đầu Vân về quê ăn Tết, là cách đây chừng chục năm. Chợ phiên giáp Tết sao to đến thế. Người chen người, như thể cả năm mới có một lần mua sắm, dù vẫn là đồ đấy, khu chợ đấy. Chiều 30 Tết, vừa đóng cửa hàng, chú Vân lái xe máy chở ra khu rừng gần nhà chặt lấy một cành đào rừng mang về.

Năm ngoái nhà Vân về quê ăn Tết to. Vì Tết năm đó còn là lễ thượng thọ bố Vân 73 tuổi. Đàn ông người Nùng vẫn thượng thọ từ năm 61 tuổi, 12 năm làm một lần. Trong làng đợt ấy cũng có vài ba đám thượng thọ nữa. Ông Nông Đình Nhất, bố Vân là trưởng họ, nhưng xa nhà lâu, mọi phần chuẩn bị do chú thím lo lắng. Trước một ngày chị em Vân đã lên đó, được các mợ dạy vấn tóc kiểu người Nùng, mặc áo truyền thống. Rồi cả nhà quây quần giã bánh giầy chuẩn bị cho lễ. Gạo nếp nấu lên được giã nhuyễn bằng cây song - nhờ thế mà không dính vào cối. Già trẻ đều tham gia giã. Lúc bột còn nóng, chị em bắt đầu nặn những chiếc bánh to tròn bày trên lá chuối được hong qua lửa. Trẻ con cũng được cho phép nặn những chiếc bánh nhỏ theo ý. Bánh giầy để cúng được còn phải trang trí bằng mực làm từ quả mùng tơi nghiền nát, tạo thành một thứ hoa văn màu tím trên chiếc bánh tròn. Mâm lễ cúng gồm con lợn sữa quay, bốn, năm con gà. Vì là ngày Tết nên mâm cúng thượng thọ còn có bánh tải - một loại bánh như bánh chưng Tết dưới xuôi.

Ngoài phần lễ của bà Bụt, thầy Mo, Vân cứ nhớ mãi nghi thức của con cái. Mỗi người con đều mang theo một túi gạo và một ít tiền, Vân chuẩn bị từ Hà Nội mang lên, đặt lên mâm cúng, tượng trưng cho việc góp tiền, góp gạo nuôi cha mẹ. Rồi khi cúng xong, bố mẹ ngồi trên ghế, con cháu đứng quanh dâng rượu. Từng người một quỳ trước mặt bố mẹ, dâng lên một bát cháo và một cốc rượu mời bố mẹ. Vân ở Hà Nội, lần đầu tiên cô quỳ trước mặt bố mẹ dâng rượu, trong lòng xúc động vô cùng. Cái Tết đó, là kỷ niệm lớn nhất của cả nhà. Đến cả cậu con rể lần đầu mặc áo truyền thống quỳ lạy bố mẹ vợ, cũng cứ ngẩn ngơ.

 Giã bánh giầy chuẩn bị cho ngày Tết

Những người như chị em Vân, đi khắp nơi, cái gốc có lúc tưởng cũng mai một. Nhưng hóa ra từ trong căn cốt, người ta vẫn nhớ và chấp nhận những phong tục cổ xưa ấy như một lẽ tự nhiên. Chị em Bích Vân, ngay cả khi hoàn toàn bị coi là “mất gốc”, dù không nói được tiếng Nùng, không hát được sli, lượn, vẫn tự nhiên xúc động khi vấn tóc trước hiên nhà, theo chân các thím giã bánh giầy, mặc áo truyền thống quỳ dâng rượu lên cho cha mẹ.

Gọi là mai một, cũng không chỉ riêng câu chuyện của những người xa quê như gia đình Vân. Tết người Mông giờ cũng biến đổi, dù là ngay trên mảnh đất của họ. Đi chơi Tết chắc không mấy ai bằng người Mông. Người Mông vốn thích mầu sắc. Cứ nhìn cách họ xuống chợ mỗi bận chợ phiên thì biết. Lần đi Tết Mông ở Mù Cang Chải, tôi cứ ấn tượng bởi những cô gái, chàng trai rực rỡ tươi tắn, quần áo đủ mầu, cười đùa trên những sườn ruộng bậc thang trơ khấc đất đá. Tôi nhớ hồi lâu lắm, có một anh chàng người Mông La Pán Tẩn (Mù Cang Chải, Yên Bái), đi cả mấy trăm cây số sang Sa Pa (Lào Cai), chỉ để mua một cây sáo về thổi chơi ngày Tết. Giờ anh đã là bố của một đàn lốc nhốc con. Cây sáo thì lâu lắm không thổi. Thanh niên bản làng nào cũng có điện thoại, chúng nó thích mở nhạc thật to chứ không hát hay thổi sáo, thổi khèn nữa.

Tết của người Mông, chính những người Mông từng bảo tôi không phải như bây giờ đâu. Người Mông ăn Tết sớm hơn dưới xuôi. Nhưng lâu dần, công việc theo lịch dưới xuôi, trẻ con học theo lịch dưới xuôi, Tết người Mông dần dần dịch chuyển sang theo lịch dưới xuôi. Tôi chưa có dịp hỏi nhà nghiên cứu văn hóa nào về điều ấy. Nhưng có điều tôi biết, dù lai tạp đến mấy, cái Tết người Mông vẫn còn giữ cho mình cái nét kiêu hãnh đặc trưng của một dân tộc luôn chọn nơi cao nhất để tồn tại. Đó là ngày Tết người ta sẽ phải có bánh pá dù trên mâm cơm. Món bánh làm từ thịt nạc băm nhỏ, trộn với muối và mỡ chài, bọc lá dù bên ngoài đem rán trong chảo ngập mỡ. Bánh pá dù xuống đến miền xuôi, bị biến tấu thành nhiều loại, người ta ăn với dưa góp, cuốn với rau sống, thành một kiểu thịt cuốn miền xuôi... Nhưng tôi đã từng ngồi ăn với những người bạn Mông trên vùng núi Mù Cang Chải, ngày Tết không cần cầu kỳ thế. Chỉ là bánh lấy từ chảo nóng, một cái chảo mỡ đơn giản trên bếp củi ngoài trời, đặt trên lá chuối, rồi cứ thế mà hít hà trong cái lạnh phủ sương mà ăn thôi. Thật ra cái quan trọng của ngày Tết, là có thể quây quần bên nhau, cùng uống rượu. Tết người Mông sẽ không bao giờ có rau xanh, dù ê hề thịt, vì nếu mà hái rau mấy ngày Tết thì cỏ sẽ mọc xanh đồng ruộng không trồng cấy gì được, người Mông tin như thế.

Một năm cũng đã lâu, tôi có ngồi ăn Tết nhà một người bạn ở Bắc Hà (Lào Cai), một người Dao chuyên nấu rượu, mâm cơm còn đủ cả gia đình, có món thịt trâu gác bếp xào. Thịt trâu khô dân miền xuôi chỉ biết ăn sống. Nhưng anh Già, người bạn ấy bảo cứ ngâm nước một lúc, lấy sống dao dần cho mềm, rồi thái thịt trâu ấy ra, xào với tỏi, uống rượu ngon lắm: “Chỉ nhà tớ có, chả nhà nào có”. Tết mấy năm Già đều mời món ấy. Có năm ngoái không có, là vì năm đó anh đi vắng, nhà không ai làm thịt trâu nữa.

Lâu lắm, mỗi năm, mỗi một lần lên vùng cao, lại thấy cái Tết mỗi thay đổi. Những cái Tết mà tôi đi qua, có thể sẽ chẳng giống như người ta đã từng miêu tả trong cuốn sách hay bảo tàng nào, có thể đó không phải còn là truyền thống nhất, cũng không phải là mầu sắc của những Ngày hội văn hóa sôi nổi, nhưng là những ngày đầu năm tôi chứng kiến bên bếp lửa. Có dễ dàng gì để giữ trọn vẹn những thứ truyền thống thời nay, ngay cả khi là vùng sâu, vùng xa nhất.

“Tháng năm sao dài quá, đợi mãi mà chưa đến năm mới” - bài hát của một người Mông ở Yên Bái, người ta dịch cho tôi như thế. Tháng năm dài thật, những cái Tết cũng thật đáng đợi chờ. Chỉ là một cái bánh pá dù, một nghi lễ dâng rượu, hay một đôi sóc những ngày đầu năm, dù là một vài thứ vẫn còn đáng quý. Có điều tôi tin, cho dù là thời điểm nào, dù là đêm giao thừa hay những ngày Tết, chỉ cần là có khách, đều được những người vùng rẻo cao ấy nhiệt tình mời lại ăn bữa cơm và uống chén rượu. Đó là thứ tự nhiên của những con người tôi gặp, dù thế nào, cũng không dễ thay đổi.

Mai Nguyên/ Nhân Dân hằng tháng


Tin liên quan

Tin tiêu điểm

noData
Không có dữ liệu