A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Về việc đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực khám, chữa bệnh ở nước ta

Ngày 25/5/2001, Bộ Y tế có thông tư số 10/2001/TT-BYT về việc đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực khám, chữa bệnh tại Việt Nam. Các quy định của thông tư cũng áp dụng đối với người Việt Nam ở nước ngoài muốn đầu tư về trong nước theo Luật Đầu tư nước ngoài.

Các tổ chức, cá nhân nước ngoài được đầu tư vào lĩnh vực khám, chữa bệnh tại Việt Nam. Loại hình khám, chữa bệnh có thể là bệnh viện (gồm bệnh viện đa khoa và bệnh viện chuyên khoa); phòng khám, cơ sở cận lâm sàng (gồm phòng khám đa khoa với ít nhất 2 chuyên khoa, phòng khám chuyên khoa, nhà hộ sinh, phòng khám chuyên khoa cận lâm sàng); dịch vụ hỗ trợ vận chuyển người bệnh ra nước ngoài. Hình thức đầu tư có thể là liên doanh, 100% vốn nước ngoài, hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp Giấy phép đầu tư cho các cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài sau khi có ý kiến đồng ý bằng vǎn bản của Bộ Y tế trên cơ sở xem xét Dự án đầu tư ban đầu phù hợp với quy hoạch tổ chức mạng lưới khám, chữa bệnh, đối tượng phục vụ trên địa bàn cơ sở khám, chữa bệnh đó đặt trụ sở.

Cơ sở khám, chữa bệnh phải nộp phí, lệ phí thẩm định điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật.

Điều kiện và phạm vi hoạt động chuyên môn của các cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài được quy định như sau:

- Phải áp dụng các phương pháp hiện đại trong chẩn đoán, điều trị, chǎm sóc người bệnh với chất lượng cao, bảo đảm được tính hiệu quả và sự an toàn cho người bệnh.

- Có trang thiết bị y tế hiện đại phù hợp với từng loại hình khám, chữa bệnh đang được sử dụng trên thế giới. Hạ tầng cơ sở và cán bộ y tế phải phù hợp với trang thiết bị y tế hiện đại và phạm vi hoạt động chuyên môn kỹ thuật được duyệt, có tủ thuốc cấp cứu và hộp thuốc chống choáng, có đủ điện, nước, công trình vệ sinh, thiết bị an toàn phòng cháy chữa cháy... đảm bảo vệ sinh môi trường, xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật.

- Người đứng đầu các cơ sở khám, chữa bệnh phải có chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh do Bộ Y tế cấp. Các bác sĩ, nhân viên y tế làm việc tại cơ sở khám, chữa bệnh phải có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với công việc được giao và có trên 03 nǎm thực hành chuyên khoa.

- Có kế hoạch hợp tác chuyển giao công nghệ và đào tạo cán bộ Việt Nam.

Cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài đǎng ký cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài cần lập hồ sơ và gửi về Vụ Điều trị, Bộ Y tế. Hồ sơ gồm có:

- Đơn xin cấp Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh.

- Giấy cam kết thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam về y tế và các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.

- Bản sao có công chứng vǎn bằng, chứng chỉ chuyên khoa, chứng chỉ hành nghề hoặc giấy xác nhận thời gian thực hành trên 05 nǎm của nước sở tại.

- Giấy phép lao động do Sở Lao động - Thương binh - Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp cho người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn của tỉnh, thành phố.

Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Y tế sẽ cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh. Nếu từ chối cấp thì Bộ Y tế phải thông báo bằng vǎn bản.

Cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam đǎng ký cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài cần lập hồ sơ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về Hướng dẫn xét cấp Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh. Sau 15 ngày kể từ khi Bộ Y tế nhận được hồ sơ hợp lệ, cá nhân được thông báo thời gian dự kiểm tra cấp Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh. Bộ Y tế tổ chức kiểm tra để cấp Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh vào tháng thứ 03 của mỗi quý.

Tất cả tài liệu trong hồ sơ đều gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, các bản dịch ra tiếng Việt và các bản sao đều phải có dấu công chứng nhà nước.

Bộ trưởng Bộ Y tế có thẩm quyền xét cấp Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh cho người có đủ tiêu chuẩn theo quy định để đǎng ký các cơ sở khám, chữa bệnh. Chứng chỉ hành nghề, khám chữa bệnh có giá trị trong phạm vi cả nước và có thời hạn trong 05 ngày kể từ ngày cấp. Sau 05 nǎm, người có chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh phải trình với Bộ Y tế giấy xác nhận đã tham gia lớp đào tạo cập nhật kiến thức chuyên khoa để làm thủ tục gia hạn chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh.

Các cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài có các quyền sau đây:

- Tổ chức Nhà thuốc cung cấp thuốc cho bệnh nhân ngoại trú, thủ tục lập Nhà thuốc theo đúng quy định của pháp luật. Nếu không thành lập Nhà thuốc thì bệnh viện phải có khoa dược bệnh viện cung cấp thuốc cho bệnh nhân nội trú.

- Bác sĩ, dược sĩ và các nhân viên y tế làm việc trong các cơ sở khám, chữa bệnh này được học tập dài hạn theo các quy định tuyển sinh của Nhà nước để nâng cao nghiệp vụ; tham gia đều đặn các sinh hoạt và bồi dưỡng chuyên môn ngành; dự tập huấn cập nhật kiến thức, đặc biệt là về những dịch bệnh nguy hiểm (sốt rét, tả, thương hàn, HIV/AIDS...). Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp với Hội Y dược học tỉnh tổ chức đào tạo, huấn luyện, nâng cao tay nghề, cập nhật kiến thức cho các đối tượng nêu trên.

- Cơ sở khám, chữa bệnh, cá nhân có thành tích trong phục vụ người bệnh được biểu dương, khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước.

- Người đứng đầu cơ sở khám, chữa bệnh là người có trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động khám, chữa bệnh của cơ sở.

- Được hưởng khuyến khích và ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của các cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài là:

- Thực hiện các nghĩa vụ thuế, tài chính theo quy định của pháp luật.

- Treo biển hiệu đúng quy định, niêm yết công khai biểu giá viện phí, phạm vi hành nghề chi tiết; thực hiện đúng phạm vi hành nghề cho phép và giá viện phí được duyệt. Xây dựng bảng giá viện phí báo cáo Bộ Y tế phê duyệt.

- Không được kê đơn, sử dụng các loại thuốc, các thiết bị y tế chưa được phép lưu hành; không được áp dụng các kỹ thuật mới chưa được phép của Bộ Y tế.

- Tham gia phòng, chống dịch và tham gia các chương trình y tế quốc gia.

- Ký hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước Việt Nam để được hỗ trợ kỹ thuật và chuyển bệnh nhân khi có yêu cầu.

- Thực hiện các quy định trong "Quy chế bệnh viện" do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Hồ sơ bệnh án phải viết bằng tiếng Việt hoặc song ngữ tiếng Việt và một ngoại ngữ khác do cơ sở khám, chữ bệnh tự chọn.

Thực hiện các chế độ phụ cấp đặc thù nghề đặc biệt như cơ sở khám, chữa bệnh Nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Nhà nước khuyến khích các cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài trích lợi nhuận/nǎm để tổ chức các hoạt động khám chữa bệnh miễn phí hoặc hỗ trợ cho người nghèo và khi có thảm hoạ, thiên tai.

 

 


Các tin khác

noData
Không có dữ liệu

Tin tiêu điểm