A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tâm tư người con ở xa quê hương

Cuộc sống xa quê hương tạo ra cho con người có khí chất mạnh mẽ hơn, luôn phải tranh đấu với nhiều mặt trong cuộc sống để vươn lên để không thua thiệt người bản xứ và bạn bè các sắc tộc khác phải cố gắng hoà nhập, sống chung với một xã hội của một đất nước có tên là Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ- một đất nước có nhiều sắc tộc khác nhau cùng sống chung một xóm, một làng thật lạ kỳ bậc nhất thế giới. Nhiều sắc tộc sống liền kề nhà với nhau, nhưng phong tục, tập quán và ngôn ngữ thì hoàn toàn xa lạ. Sắc tộc Việt Nam được xem là nhóm người di cư mới nhất so với nhiều sắc tộc khác, nhưng cũng được đánh giá là có tỷ lệ hòa nhập ổn định và thành công cao hơn các sắc tộc khác. Điều này đã rõ ràng minh chứng từ các thành tựu của những người trẻ Việt lớn lên tại Hoa Kỳ và các nước khác.

Thông thường, khi nói đến người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), chúng ta thường liên tưởng trong đó có những người tham gia chế độ cũ, nhưng thực tế những người này rất ít so với lớp thế hệ thứ hai và thứ ba trong cộng đồng người Việt hải ngoại hiện nay. Chúng ta cũng ít có dịp được đọc những bài viết từ người Việt Nam trẻ, thế hệ thứ hai, lớn lên ở nước ngoài từ bé. Họ có quan tâm và suy nghĩ thế nào về đất nước, cội nguồn của họ.

Trong năm đầu thập niên 80 thế kỷ 20, từ cậu bé 10 tuổi cùng anh chị đến định cư ở một xứ sở hoàn toàn xa lạ, thời tiết giá buốt khắc nghiệt, một nơi không thể giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ, cậu bé thật là ngỡ ngàng và hỏi lại chính mình “Tại sao tôi lại ở đây?”. Ngay lúc đó, cậu bé hoang mang nơi đất khách quê người và rất mong muốn được trở về quê hương mình, nhưng mong muốn này không thể xảy ra trong thời điểm hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ chưa bình thường hoá quan hệ.

Tác giả Michael Bùi tại Hội nghị người VNONN lần thứ nhất, Hà Nội, tháng 11/2009

Cuộc sống xa quê hương tạo ra cho con người có khí chất mạnh mẽ hơn, luôn phải tranh đấu với nhiều mặt trong cuộc sống để vươn lên; để không thua thiệt người bản xứ và bạn bè các sắc tộc khác; phải cố gắng hoà nhập, sống chung với một xã hội của một đất nước có tên là Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ- một đất nước có nhiều sắc tộc khác nhau cùng sống chung một xóm, một làng thật lạ kỳ bậc nhất thế giới. Nhiều sắc tộc sống liền kề nhà với nhau, nhưng phong tục, tập quán và ngôn ngữ thì hoàn toàn xa lạ. Sắc tộc Việt Nam được xem là nhóm người di cư mới nhất so với nhiều sắc tộc khác, nhưng cũng được đánh giá là có tỷ lệ hòa nhập ổn định và thành công cao hơn các sắc tộc khác. Điều này đã rõ ràng minh chứng từ các thành tựu của những người trẻ Việt lớn lên tại Hoa Kỳ và các nước khác.

Lịch sử đã cho thấy, người mang dòng máu Việt Nam bao đời nay, dù bôn ba khắp nơi nhưng rồi cũng quay về cội nguồn dân tộc. Rất nhiều người con xa quê hương, dù ra đi trong hoàn cảnh nào, họ đã trở về với quê hương và đóng góp khả năng cho quê hương. Vì hai chữ quê hương, mọi người tự gác bỏ những khác biệt cá nhân, phong tục tập quán mà họ cảm thụ, chịu ảnh hưởng ở các nước phương Tây để cùng đoàn kết lại với những người có cùng nguyện vọng xây dựng một Việt Nam giàu mạnh, sánh vai cùng bạn bè năm châu. Người Việt Nam khắp nơi đang đặt niềm tin vào ý chí đoàn kết và hoàn toàn tin tưởng với ý chí và bản lĩnh đó có thể xây dựng một Việt Nam như mong muốn.


 Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan gặp gỡ Đoàn đại biểu báo chí kiều bào
về dự Hội thảo “Bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc, giữ gìn tiếng Việt”, Hà Nội, tháng 9/2011

Những người Việt hải ngoại luôn mong muốn được góp phần xây dựng quê hương, những hoài bão bấy lâu nay đã dần được thực hiện với những chính sách cởi mở, khuyến khích của Nhà nước Việt Nam. Trong tương lai, người Việt xa quê luôn mong muốn Đảng, Nhà nước sẽ tiếp tục đẩy mạnh công cuộc xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh và tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện cho người Việt hải ngoại lại gần với quê hương hơn nữa.

Trong khi đó, vẫn có một số người còn ngần ngại, còn bất đồng vì họ chưa tiếp cận được những thông tin một cách đầy đủ, chính xác về những thay đổi và diễn biến tích cực ở nước nhà. Trong số này, có một vài người mang tâm lý thù hận, có những hành động chống phá, đi ngược lại với lợi ích đất nước vì lợi ích cá nhân và mưu đồ chính trị mà đến nay họ vẫn tìm cách ôm giữ. Đây có lẽ là một căn bệnh trầm kha của những người này, họ cần được chữa trị càng sớm càng tốt, để đừng phiền toái đến những người Việt hải ngoại yêu nước đang mong muốn chung tay góp sức phát triển đất nước, để đưa đất nước sang một nền tảng vững mạnh và đoạn đường tươi sáng mới cho cả dân tộc.

Những thông tin tích cực về sự tiến bộ diễn ra trong nước đã và đang bị xuyên tạc, bóp méo khi chuyển đến cộng đồng người Việt hải ngoại. Vì lý do này nên tác giả (tức cậu bé năm xưa) đã cố gắng thành lập tờ báo giấy Trẻ Magazine (140 trang, phát hành tháng 2 lần) tại cộng đồng người Việt vùng Đông Bắc Hoa Kỳ trên 10 năm nay với một hy vọng là truyền tải thông tin thiết thực từ trong nước đến cộng động người Việt, cho dù bản thân rất bận bịu với công việc chính là ngành kinh doanh tài chính (US Stock Market Trader).

Kết quả việc ra tờ báo giấy trong 10 năm có giúp ích gì được cho cộng đồng và những người còn bất đồng chính kiến thì khó có thể đo lường chính xác được, nhưng có thể thấy là sự chống đối của những người quá khích đã và đang giảm dần so với trên 10 năm trước đây. Minh chứng gần nhất là phản ứng đối với 2 chuyến đi về Việt Nam của 3 tờ báo Nam Cali. Trong tháng 9/2011, Hội thảo “Bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc, giữ gìn tiếng Việt” do Uỷ ban Nhà nước về NVNONN tổ chức có số đông các chủ báo ở nhiều quốc gia, và đặc biệt là có sự tham dự của 3 tờ báo Vietweekly, KBCHN, Phobolsatv lần đầu tiên về nước. Kết thúc hội thảo, trở về Hoa Kỳ, 3 tờ báo này bị vài người quá khích trong cộng đồng biểu tình chống đối và bị gán cho là Việt gian. Tuy nhiên, sau chuyến đi Trường Sa tháng 4/2012 của 3 báo ở Nam Cali, khi trở lại Hoa Kỳ thì không còn chuyện bị biểu tình hay chống đối như lần đầu tiên về nước.

Riêng báo Trẻ, khi trở lại Hoa Kỳ sau khi dự Hội thảo thì không thấy những người quá khích ở vùng Đông Bắc Hoa Kỳ chống đối như nhiều năm trước đó. Đây cũng là niềm vui và có thể được xem là thành tựu mà tờ báo Trẻ Magazine (có địa chỉ website là www.Treonline.com) làm được - đó là đưa những thông tin thiết thực từ trong nước ra cộng đồng hải ngoại từ 10 năm nay, những người quá khích cũng đã đọc và đã quen dần, không còn mới lạ như các báo bạn tại Nam Cali.

Thực tế đó cho chúng tôi thấy rằng, sự thay đổi cách thức đưa thông tin cho cộng đồng người Việt hải ngoại (nhất là tại Hoa Kỳ) là điều rất cần thiết, mong được Nhà nước đặc biệt lưu ý. Uỷ ban Nhà nước về NVNONN - Bộ Ngoại Giao - đã tích cực tổ chức nhiều sự kiện cho kiều bào về nước tham dự và làm việc hàng năm, qua đây đã góp phần thông tin cho cộng đồng người Việt hải ngoại phần nào về các diễn biến tích cực trong nước nhà.

Hoa Kỳ là một đất nước thường được xem là có quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí bậc nhất thế giới, nhưng thực tế cũng chưa hẳn là như thế. Những tờ báo Việt ngữ tại Hoa Kỳ khi đưa thông tin hai chiều vẫn còn bị bịt miệng, hăm dọa, biểu tình, phá hoại kinh tế đến khi phải đóng cửa. Bản thân chủ nhiệm báo Trẻ đã từng bị đánh lén và tờ báo Người Việt gần đây đăng một bài viết hai chiều cũng bị một vài người quá khích tại Nam Cali yêu cầu chủ báo phải thay đổi nhân sự, và bị biểu tình tẩy chay. Sau cuộc Hội thảo thu hút nhiều chủ báo năm vừa qua, báo Trẻ Online cảm thấy không còn đơn lẻ như những năm trước đó, ít ra bây giờ đã có 4 tờ báo từ Hoa Kỳ dám về Việt Nam đưa thông tin thiết thực cho cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ.

Tư tưởng quá khích vẫn còn tiếp tục trong tương lai và sẽ còn những chuyện chống đối với làng báo Việt hải ngoại khi đưa thông tin hai chiều. Vì thế, Trẻ Online mong được tiếng nói của những người Việt hải ngoại yêu nước trong cộng đồng hãy lên tiếng và phản đối mạnh mẽ hơn đối với vài người mang căn bệnh trầm kha còn quá khích này. Họ đang cố tình ngăn cản sự phát triển của đất nước. Họ đang bị lạc ở bên kia dòng lịch sử và đang đi ngược lại chủ trương đại đoàn kết dân tộc, làm bất lợi cho đất nước của chính họ vì tư lợi cá nhân và mưu đồ chính trị.

Bên cột mốc chủ quyền đảo Nam Yết, huyện đảo Trường Sa,
Khánh Hoà, tháng 4/2012

Nếu là người Việt thì phải đặt dân tộc lên trên hết, đặc biệt trong tình thế phức tạp ở khu vực Châu Á hiện nay. Những người Mỹ gốc Việt hãy tận dụng vị thế của mình để giúp nâng cao quan hệ Việt - Mỹ lên tầm chiến lược và hãy khép lại những khác biệt để từng bước đạt được tiếng nói chung, vì mục tiêu chung là xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh.

Trong tương lai, người Việt trong nước sẽ thành công trong việc thắt chặt mọi tình cảm yêu mến với người Việt hải ngoại về với quê hương. Hội nghị NVNONN lần thứ nhất cách đây 3 năm là một mốc lịch sử và Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định NVNONN là một bộ phận không tách rời của dân tộc. Hội nghị NVNONN lần hai diễn ra trong tháng 9/2012 này sẽ là một bước tiến quan trọng trong thành công của Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác đối với NVNONN.

Đây là những tâm tư từ một cậu bé đã xa quê hương trên 30 năm muốn nói với những người đang làm những chuyện trái ngược với ích lợi đất nước và u mê với lợi ích cá nhân, mưu đồ chính trị. Xin hãy dừng lại kẻo sẽ bị lạc đường lầm lối với tinh thần dân tộc đã được kết tinh từ hơn 4000 năm nay. Hãy về với quê hương vì quê hương sẽ tiếp thêm cho chúng ta tình thương, sức mạnh và tiếp thêm cho chúng ta tình đoàn kết để chúng ta tự hào là một dân tộc Việt Nam anh hùng.

Michael Bùi (Hoa Kỳ)

 


Các tin khác

Tin tiêu điểm