Tin mới nhất
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phát huy nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài

Là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đã và đang tích cực tham gia đóng góp cho đất nước trên nhiều lĩnh vực chính trị đối ngoại, kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ (KHCN), giáo dục đào tạo, thương mại, đầu tư…Những đóng góp quý báu đó thể hiện tình yêu quê hương đất nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc của kiều bào ta và cũng là kết quả của những nỗ lực bền bỉ trong công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoà

Cùng với sự phát triển về số lượng và đa dạng hơn về địa bàn cư trú củacộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), lực lượng doanh nhân, trí thức NVNONN cũng tăng nhanh về lượng và chất, ngày càng thành đạt, có uy tín ở sở tại, đã và đang đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước,góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ của Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Hiện có khoảng 500.000 chuyên gia, trí thức Việt Nam ở nước ngoài, phần lớn làm việc ở các viện nghiên cứu, trường đại học, công ty kỹ thuật và công nghệ cao, cũng như tại nhiều tổ chức quốc tế trong hầu hết các ngành và lĩnh vực mũi nhọn, tập trung nhiều tại Mỹ, Úc, Canada, Pháp, một số nước Tây Âu như Đức, Thuỵ Sỹ, Hà Lan và Châu Á như Nhật, Singapore, Hàn Quốc. Đặc biệt thời gian gần đây, nhiều hội đoàn trí thức kiều bào mới được hình thành, điển hình như Hội Trí thức Việt Nam tại Nhật Bản (AVIJ), Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt – Đức (VGI Network), Hội Chuyên gia Trí thức Việt Nam – Hàn Quốc (VKEIA) trực thuộc Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc (VKBIA), Câu lạc bộ trí thức tại các bang NSW, Queensland, Victoria của Úc, Hội sinh Việt Nam tại Úc… Cho tới nay, các mạng lưới trí thức kiều bào đã có nhiều hoạt động kết nối, hợp tác với các bộ, ban, ngành và địa phương trong nước, triển khai nhiều dự ángóp phần vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

NHỮNG ĐÓNG GÓP ĐÁNG TRÂN TRỌNG

Là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam, cộng đồng NVNONN đã và đang tích cực tham gia đóng góp cho đất nước trên nhiều lĩnh vực chính trị đối ngoại, kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ (KHCN), giáo dục đào tạo, thương mại, đầu tư…Những đóng góp quý báu đó thể hiện tình yêu quê hương đất nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc của kiều bào ta và cũng là kết quả của những nỗ lực bền bỉ trong công tác đối với NVNONN của các cơ quan và địa phương trong nước, trong đó có Bộ Ngoại giao, Ủy ban Nhà nước về NVNONN.

Về mặt kinh tế xã hội, kiều hối là nguồn lực quan trọng góp phần xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế và bổ sung ngoại tệ cho đất nước. Theo công bố từ Ngân hàng Thế giới (World Bank), năm 2019 lượng kiều hối về Việt Nam ước đạt gần 17 tỷ USD, xếp thứ 9 trên thế giới trong bảng xếp hạng nước nhận kiều hối lớn nhất năm 2019,tương đương khoảng 6,49% GDP của nước ta. Ngoài ra, doanh nhân kiều bào cũng có nhiều đóng góp trong xúc tiến thương mại, tiêu thụ và phân phối hàng hóa Việt ở sở tại, đặc biệt là những mặt hàng thế mạnh của ta như may mặc, da giày, nông sản, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, kết nối đầu tư…góp phần tạo công ăn việc làm, đào tạo nghề, phát triển kinh tế xã hội tại địa phương và tăng nguồn thu từ thuế cho ngân sách nhà nước.

Về mặt hợp tác khoa học công nghệ, chuyên gia, trí thức NVNONN tiếp tục có nhiều đóng góp về chuyển giao KHCN, giáo dục đào tạo và tư vấn chính sách. Hàng năm có hàng trăm lượt trí thức kiều bào về nước cùng kết hợp với các nhà khoa học trong nước thực hiện các dự án, trao đổi học thuật, tổ chức hội thảo khoa học quốc tế và các khoá đào tạo. Ngoài ra, trí thức kiều bào cũng là cầu nối giữa các viện nghiên cứu, cơ quan trong nước với các chuyên gia, tổ chức KHCN quốc tế. Hiện có 04 kiều bào là thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, gồm: GS Trần Ngọc Anh (Hoa Kỳ), GS Vũ Minh Khương (Singapore), GS Nguyễn Đức Khương (Pháp) và GS.TS Trần Văn Thọ (Nhật Bản). Một số gương kiều bào tiêu biểu có nhiều đóng góp tích cực như GS.TS Trương Nguyện Thành, GS.TS Trần Công Thành, GS.TSKH Đặng Lương Mô, GS.TS Bùi Ngọc Châu, GS.TS Trần Thanh Vân… Nhìn chung, các bộ, ngành, địa phương đánh giá cao những đóng góp của chuyên gia NVNONN phát triển nền KHCN nước nhà, đặc biệt trong những lĩnh vực hiện nay Chính phủ đặt trọng tâm như công nghệ 4.0, trí tuệ nhân tạo, IOT, công nghệ giao thông thông minh, chuyển đối số… Đây là động lực quan trọng giúp Việt Nam tăng tốc trong quá trình chuyển sang mô hình tăng trưởngdựa vào tri thức và KHCN.

Bên cạnh đó, cộng đồng ta ở nước ngoài luôn hướng về quê hương, đất nước, các cá nhân và các nhóm, hội đoàn NVNONN đã tích cực tham gia và đồng hành với các chương trình xã hội tại Việt Nam như xóa đói giảm nghèo, ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, giúp trẻ em tàn tật… Đặc biệt năm 2020, mặc dù kiều bào ta gặp khó khăn tại sở tại do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, vẫn hưởng ứng quyên góp, ủng hộ số tiền tương đương hơn 35 tỷ VNĐ và nhiều hiện vật, trang thiết bị, vật tư y tế cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Việt Nam, cũng như nhiều tỷ đồng cho đồng bào đang bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt tại miền Trung. Hiệp hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài ủng hộ hơn 230 triệu VNĐ cho Lực lượng gìn giữ Hòa bình Liên hợp quốc của Việt Nam tại 2 Phái bộ Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi, đóng góp cho việc thực hiện trách nhiệm quốc tế của Việt Nam.

PHÁT HUY TỐI ĐA NGUỒN LỰC KIỀU BÀO TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Hội nghị TW13 đã nhận định trong 9 tháng đầu năm 2020, tình hình đại dịch COVID-19 trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng diễn biến nhanh chóng, phức tạp khó lường. Kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nặng nề, kinh tế xã hội nước ta bị ảnh hưởng lớn. Trước những thay đổi, thách thức và khó khăn của bối cảnh quốc tế, trong nước và xu hướng phát triển của cộng đồng, công tác về NVNONN thời gian tới cầnưu tiên một số công tác sau:

Thứ nhất, cần tiếp tục nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của “công tác đối với NVNONN là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị”. Các cơ quan từ trung ương đến địa phương cần quán triệt triển khai hiệu quả các chính sách, pháp luật liên quan đến NVNONN.

Thứ hai, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các chính sách thu hút, trọng dụng, đãi ngộ đối với chuyên gia, trí thức NVNONN có chất lượng cao và phù hợp với ưu tiên phát triển của đất nước để làm việc trong cả lĩnh vực công và tư.

Thứ ba, cần phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trung ương và địa phương trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu về NVNONN để tăng cường kết nối giữa các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp với cộng đồng NVNONN trong hợp tác thương mại, đầu tư, KHCN, giáo dục đào tạo...

Trước thời cơ và vận hội mới, chúng ta cần có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt để phát huy toàn diện nguồn lực kiều bào góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước và đóng góp cho mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao vào năm 2045./.

Phạm Việt Hùng
Q. Vụ trưởng Vụ Quan hệ Kinh tế, Khoa học và Công nghệ
Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài


Các tin khác

noData
Không có dữ liệu

Tin tiêu điểm