Giải đáp về quốc tịch và vấn đề liên quan
* Trả lời:
1. Về hộ khẩu
Theo điểm d, khoản 1, Điều 22 Luật Cư trú 2013, con của anh chị đã định cư lâu dài tại nước ngoài thì thuộc trường hợp phải xóa đăng ký thường trú. Do đó, con của anh chị sẽ không được giữ lại tên trên sổ hộ khẩu gia đình tại Việt Nam.
Theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 11 Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú thì gia đình phải thực hiện thủ tục xóa đăng ký thường trú. Tuy nhiên, theo thông tin được cung cấp thì gia đình chưa thực hiện việc này. Do đó, gia đình có thể sẽ được Công an xã, phường, thị trấn lập biên bản và yêu cầu làm thủ tục trên.
2. Về quốc tịch
Theo thông tin được cung cấp, con anh chị vẫn là công dân Việt Nam. Căn cứ quy định tại Điều 26 Luật quốc tịch 2008, con anh chị chỉ có thể bị mất quốc tịch Việt Nam trong trường hợp này khi:
- Được thôi quốc tịch Việt Nam; hoặc
- Bị tước quốc tịch Việt Nam
Kể từ khi định cư tại Pháp, con anh chị vẫn chưa làm thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam và cũng không có quyết định tước quốc tịch Việt Nam của Chủ tịch nước nên vẫn còn quốc tịch Việt Nam. Pháp luật Việt Nam không quy định về việc phải từ bỏ quốc tịch Việt Nam khi nhập tịch vào một quốc gia khác. Do đó, theo pháp luật Việt Nam, khi nhập tịch Pháp thì con anh chị vẫn có thể giữ được quốc tịch Việt Nam.
Tuy nhiên, anh chị cần nghiên cứu thêm các quy định khác của pháp luật Pháp về điều kiện nhập tịch Pháp. Trong trường hợp có quy định phải thôi quốc tịch Việt Nam trước khi nhập tịch Pháp thì buộc con anh chị phải làm thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam. Theo nghiên cứu sơ bộ của chúng tôi tại Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, Pháp không yêu cầu từ bỏ quốc tịch Việt Nam khi nhập tịch Pháp.
Văn phòng Luật sư NHQuang và Cộng sự
B23, Khu Biệt thự Trung Hòa – Nhân Chính,
Thanh Xuân, Hà Nội