A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ý kiến kiều bào: Một nét sinh hoạt mới mang tính nhân đạo Việt Nam

Ngày càng có nhiều tổ chức từ thiện phi chính phủ (NGOs) đến Việt Nam, trong đó có các tổ chức của người Việt Nam ở nước ngoài. Có thể nói, đây là hiệu quả từ các chính sách phù hợp với xu thế hội nhập của Chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, có vài trở ngại nhỏ mà một số tổ chức phi chính phủ đang gặp phải là thủ tục và văn bản hành chính liên quan đến hoạt động từ thiện ở Việt Nam.

 

Với cái nhìn của chúng tôi, chủ trương và quyết tâm cải cách hành chính của Chính phủ Việt Nam có nhiều lý do để mọi người hy vọng, trong tương lại không xa, Việt Nam sẽ có nền hành chính tiên tiến nhất Đông Nam Á.

Có thể bắt đầu từ những hoạch định và mô hình chính quyền đô thị, hệ thống giáo dục cộng đồng ở nông thôn, đến mô hình Trung tâm tài chính quốc tế như ở Thủ Thiêm, TP Hồ Chí Minh…

Ngày càng có nhiều tổ chức từ thiện phi chính phủ (NGOs) đến Việt Nam, trong đó có các tổ chức của người Việt Nam ở nước ngoài. Có thể nói đây là hiệu quả từ các chính sách phù hợp với xu thế hội nhập của Chính phủ Việt Nam. Quan sát kinh nghiệm thành công của nhiều tổ chức từ thiện ở xứ người, một nhóm nhỏ công dân Mỹ gốc Việt, đứng ra lập dự án bất vụ lợi Opportunity For The Poor (OFTP -  Cơ hội cho người nghèo). Tổ chức này, với khởi đầu còn khiêm tốn sẽ cố gắng thử áp dụng những kinh nghiệm tương tự - vừa dạy nghề, vừa tạo công ăn việc làm, vừa phục vụ người nghèo cơ nhỡ. Vì các anh chị sáng lập OFTP là người Mỹ gốc Việt, nên họ chọn Việt Nam làm thí điểm và được Chính phủ cấp giấy phép...  Tuy nhiên, có vài trở ngại nhỏ mà OFTP đang gặp phải là thủ tục và văn bản hành chính liên quan đến hoạt động từ thiện. Nếu có thể được, người viết đề nghị đến lãnh đạo ban ngành Việt Nam áp dụng một số điều chỉnh nhỏ sau đây:

1/ Giấy phép hoạt động nên ghi đầy đủ tên các nhân viên thiện nguyện (trong nước) do các tổ chức NGOs giới thiệu với Bộ Ngoại giao, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam (VUFO), Ban Điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM), thay vì giấy phép hiện nay chỉ ghi tên có một người…

2/ Đề nghị Chính phủ Việt Nam ban hành quy chế đặc biệt cho phép các NGOs hoạt động tại Việt Nam quyền chỉ định một trong số nhân viên thiện nguyện mà họ tin tưởng đứng tên tài khoản, không nhất thiết phải là “Giám đốc chương trình”. Người đứng tên tài khoản sẽ là một trong các nhân viên thiện nguyện được NGOs chỉ định. Bởi vì về nguyên tắc, tài khoản là tài sản của NGOs. Điều này, nếu được áp dụng, hoàn toàn phù hợp với chủ trương và chính sách của Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích và bảo vệ lợi ích đối với các tổ chức từ thiện và hữu nghị có tình cảm và đang đồng hành cùng với đất nước và nhân dân Việt Nam.

 3/ Hiện nay ở Việt Nam,  anh chị em nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực biểu diễn và ca nhạc được cấp thẻ hành nghề. Theo chúng tôi, VUFO hay bộ phận hữu trách của Bộ Ngoại giao cũng nên xem xét và cấp thẻ thiện nguyện viên cho công dân Việt Nam, nếu sau một thời gian qui định, họ chứng tỏ có tinh thần làm thiện nguyện tốt và vô vị lợi.

Có thể, từ sự điều chỉnh này là cách Việt Nam chính thức giới thiệu cho thế giới thấy một nét sinh hoạt mới mang tính nhân đạo trong lĩnh vực này.

Nguyễn Á Độc Lập (Hoa Kỳ)


Tin liên quan

Tin tiêu điểm

noData
Không có dữ liệu