A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ý kiến kiều bào: Nhìn lại kỹ nghệ điện ảnh Việt Nam

Những nhà sản xuất & kịch bản & đạo diễn trong nước nên đặt mình ở vị trí vừa là “một kinh tế gia” vừa là “một nhà giáo dục”, thì đất nước ta sẽ khá hơn. Có nghĩa là, kỹ nghệ điện ảnh Việt Nam phải thấy có trách nhiệm góp phần vào tổng thu nhập quốc dân (GNI). Muốn đạt mục đích đó, những nhà sản xuất phim Việt Nam phải nâng cấp toàn diện, trong đó bước đầu tiên, kỹ nghệ điện ảnh Việt Nam nên sản xuất một số phim có phụ đề tiếng Anh để “xuất khẩu”.

Ở quận Cam California, Hoa Kỳ, hiện nay, cứ tìm hiểu sở thích của hai người xem TV, có một người thích xem phim bộ Việt Nam. Người còn lại, hoặc thích phim Hàn Quốc hoặc thích phim Đài Loan. Như vậy số khán thính giả TV phát bằng tiếng Việt tạm thời chia thành hai nhóm xã hội.

Một nửa số khán thính giả thích xem phim Việt Nam là vì nội dung phim chỉ phản ảnh về đời sống xã hội thời hội nhập và toàn cầu hóa, thay vì trước đây, các nhà sản xuất và đạo diễn trong nước chỉ chú ý khai thác các chủ đề xã hội chính trị vốn là nhu cầu không thể thiếu của quá khứ một thời.

Giờ đây, Việt Nam, một phần của thế giới, đã và đang hội nhập vào tiến trình toàn cầu hóa. Nếu tiến theo đúng định hướng phát triển xã hội, đất nước ta có thể sẽ đứng vào hàng ngũ của hai mươi lăm quốc gia giàu nhất hành tinh này.

Về dân số, Việt Nam đứng hàng thứ 13 trên thế giới sau các quốc gia: Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Indonesia, Brazil, Pakistan, Nigeria, Bangladesh, Russia, Japan, Mexico, Philippines.

Yếu tố dân số (kết hợp với vài yếu tố khác) cũng có thể là cơ sở làm cho tất cả mọi người Việt Nam có quyền mơ ước vị trí kinh tế trong top 25 thế giới.

Nếu quận Cam trở thành một quốc gia thu hẹp, người Việt là một dân tộc có thành tích & kết quả học tập rất cao trong quốc gia này.
Bất cứ dân tộc nào sở hữu tri thức và tiền bạc cao hơn các dân tộc khác, dân tộc đó sẽ là dân tộc có khả năng cạnh tranh và đạt được đẳng cấp quốc tế của mình.

Trở lại lĩnh vực phim ảnh, những nhà sản xuất & kịch bản & đạo diễn trong nước nên đặt mình ở vị trí vừa là “một kinh tế gia” vừa là “một nhà giáo dục”, thì đất nước ta sẽ khá hơn. Có nghĩa là, kỹ nghệ điện ảnh Việt Nam phải thấy có trách nhiệm góp phần vào tổng thu nhập quốc dân (GNI). Muốn đạt mục đích đó, những nhà sản xuất phim Việt Nam phải nâng cấp toàn diện, trong đó bước đầu tiên, kỹ nghệ điện ảnh Việt Nam nên sản xuất một số phim có phụ đề tiếng Anh để “xuất khẩu”.

Hiện nay, Phim Nhật và Hàn Quốc đang từng bước chinh phục một phần khán giả trẻ (không phải người Hàn Quốc và Nhật Bản) ở Mỹ vì phim họ có phụ đề tiếng Anh. Chỉ riêng khu vực ASEAN, nếu phim Việt Nam có phụ đề tiếng Anh, hệ thống truyền hình cáp (Cable) của Việt Nam có thể bán bản quyền cho một số công ty kinh doanh phim như Netflix hay Time Warner của Mỹ.

Rút kinh nghiệm từ kỹ nghệ phim ảnh của Nhật bản và Hàn quốc, Việt Nam có sẵn kinh nghiệm của người đi trước và kết hợp với sáng tạo của riêng mình. Đến lúc kỹ nghệ điện ảnh Việt Nam phải hội nhập vào tiến trình toàn cầu hóa, ngoài việc nâng cao uy tín đất nước, còn có bổn phận góp phần cải thiện đời sống người dân.


Nguyễn Á Độc Lập (Hoa Kỳ)


Tin liên quan

Tin tiêu điểm

noData
Không có dữ liệu