A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ý kiến kiều bào: Chưa có câu trả lời

“Tại sao Việt Nam là một trong những nước đứng đầu về xuất cảng cao su mà chúng ta không tạo ra những mặt hàng chất lượng để cạnh tranh trên thị trường thế giới, như là bao tay, hay “block” (dụng cụ cho bệnh nhân cắn) dùng trong lĩnh vực y tế?”

Ở Việt Nam, sau lúa và cà phê, cao su là mặt hàng nông nghiệp đứng hàng thứ ba về giá trị xuất khẩu. Năm 2013, Việt Nam xuất khẩu 1,09 triệu tấn cao su trị giá 2,52 tỷ dollars (theo Le Courrier du Vietnam). 

Khi đọc bài báo trên tờ Le Courrier du Vietnam của TTXVN xuất bản bằng tiếng Pháp, có ông bạn Việt kiều Mỹ hỏi tôi: “Tại sao Việt Nam là một trong những nước đứng đầu về xuất cảng cao su mà chúng ta không tạo ra những mặt hàng chất lượng để cạnh tranh trên thị trường thế giới, như là bao tay, hay “block” (dụng cụ cho bệnh nhân cắn) dùng trong lĩnh vực y tế?” 

Câu hỏi này chứa đựng nỗi bức xúc lớn, vì hầu hết trong các cơ sở y tế ở Mỹ, người ta chỉ thấy các mặt hàng chế biến từ cao su của Indonesia, Malaysia, Thái Lan…  hàng Việt thì vắng bóng. 

Chỉ có những nhà công nghiệp nhẹ Việt Nam, chuyên về chế biến cao su, mới có thể trả lời được câu hỏi này. 

Cũng liên quan đến mục tiêu gia tăng sản lượng nông nghiệp, theo ý tôi, Chính phủ Việt Nam cần có quỹ hỗ trợ cho các nữ kỹ sư nông nghiệp đến Do Thái học tập kiến thức và kinh nghiệm của nước này. Ngay cả một số nhà nông Mỹ và nhiều nước khác từng đến Do Thái tham quan đều rút ra bài học thành quả nông nghiệp vượt trội của họ. Điều đáng chú ý là đất nước này, diện tích nhỏ hơn Việt Nam đến 12 lần, với 2/3 là hoang mạc, phần còn lại là đồi núi cằn cỗi, thiếu nước ngọt trầm trọng. 

Nhiều nhà quan sát mô tả: “Đó là phép lạ Do Thái”. 

Một viên chức cao cấp Việt Nam đã từng nói:  “Hãy ra biển lớn, nếu muốn bắt cá lớn”.   

Tạm kết luận, không lên đường, không bao giờ gặp “phép lạ kinh tế” cả!

Nguyễn Á Độc Lập (Hoa Kỳ)


Tin liên quan

Tin tiêu điểm

noData
Không có dữ liệu