A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tòa án Lương Tâm nhân dân Quốc tế vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

Tại Paris, Maison des Mines, Tòa án đã tụ hợp trong hai ngày 15-16/05/2009 hơn 250 nhà báo, luật sư, văn sĩ, giáo viên, nghiên cứu sinh, sinh viên, nghệ sĩ, trí thức và chính trị gia đến từ các nước CHLB Đức, Algeria, Bỉ, Chile, Colombia, Hoa Kỳ, Pháp, Hy Lạp, Ấn Độ, Ý, Nhật Bản, Libanon, Rumania và Việt Nam. Trong những quý khách có mặt có bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước và các nhà quản lý, nhà hoạt động xã hội, nhà khoa học, một số luật sư do Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh-Chủ tịch Hội Nạn nhân Chất độc Da cam/Dioxin Việt Nam (VAVA), làm Trưởng đoàn. Đây là tòa án nhân dân, phiên tòa diễn ra công khai. Hội Luật Gia Dân chủ Quốc tế (AIJD) có sáng kiến thành lập và do Hội Luật gia Pháp Droit-Solidarité đăng cai, để biện giải một cách khách quan về bồi thường chính đáng cho nạn nhân chất độc da cam, đồng thời cũng huy động dư luận quốc tế về lương tri ủng hộ các nạn nhân này.

Chánh Tòa án là ông Jitendra Sharma, Chủ tịch AIJD (Ấn Độ) và 7 thẩm phán quốc tế: ngoài ông Sharma có các ông Adda Bekkouche (Algeria), Juan Guzman (Chile), Shoji Umeda (Nhật Bản), Gavril Iosif Chiuzbaian (Rumania), các bà Marjorie Cohn (Hoa Kỳ), Claudia Morcom (Hoa Kỳ). Ông Sharma mở đầu với lời cám ơn các hội tham gia cùng tổ chức với Droit- Solidarité (AAFV, ADIF, ARAC, Village Van Canh, Collectif Vietnam-dioxin, Mouvement de la Paix, UGVF) và giới thiệu thành phần phiên Tòa điều tra và phán xét những tác động của việc sử dụng và sản xuất chất da cam chống lại nhân dân Vietnam và xác định có biện pháp bồi thường ra sao. Viên Lục sự (Droit-Solidarité) đọc văn bản triệu tập và khiếu nại chính phủ Hoa Kỳ và 32 Công ty hóa học đã gửi kèm với Exhibit A. Do không có ai là người đã được chuyển văn bản trả lời như vậy họ đã từ chối quyền của mình trình bày bằng chứng tại Tòa. 

Bà Jeanne Mirer, Thư ký AIJD (Hoa Kỳ) và ông Roland Weyl, Phó Chủ tịch AIJD (Pháp) hai trạng sư biện hộ của NNCĐDC. Ông Roland Weyl mời các nhân chứng và chuyên gia lên trình bầy, trước hết là ông Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch VAVA, đại diện cho 3 triệu nạn nhân, tham dự phiên tòa này với tư cách là nhân chứng và người bị hại. Ông nói rõ hậu quả chất độc da cam do Mỹ sử dụng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam từ 1961-1971 lên môi trường thiên nhiên và con người ở Việt Nam rất nặng nề. Phía Mỹ luôn tìm cách tránh né trách nhiệm đạo lý và pháp lý của mình. VAVA đã kiện ngày 30/01/2004 tại tòa án Brooklyn New York và trong vòng 5 năm tại các tòa án sơ thẩm và Tòa án tối cao Mỹ đã lần lượt bác bỏ một cách phi lý đơn kiện của VAVA và các nạn nhân. Chính phủ Việt Nam và nhân dân toàn nước đã giúp đỡ NNCĐDC và cũng nhờ sự hỗ trợ của các đoàn thể bạn trên các nước. "Chúng tôi tiếp tục khẳng định cuộc đấu tranh đòi công lý hiện nay là tiếng nói của lương tri và quyền con người, không chỉ vì cuộc sống của nạn nhân ở Việt Nam mà còn vì quyền lợi chính đáng của nạn nhân và cựu chiến binh Mỹ và nhiều nước khác đã từng tham gia chiến tranh ở Việt Nam". 

Tiếp tục là Tòa nghe các bằng chứng, cả viết lẫn nói của nạn nhân Việt Nam, Mỹ, Hàn Quốc, các bà quả phụ Đức, Mỹ và Nhật Bản và các chuyên gia Việt Nam, Pháp và Mỹ. Các nhân chứng là nạn nhân chất độc da cam/dioxin đến báo cáo về điều kiện sống của thân nhân, hoàn cảnh sống của bản thân, và những người cùng cảnh ngộ. 

Ba nạn nhân đoàn VAVA là Ông Hồ Ngọc Chu (Quảng Ngãi); ông Mai Giảng Vũ (TP Hồ Chí Minh) và anh Phạm Thế Minh (Hải Phòng). Ông Mai Giảng Vũ, SN 1937 ở 195/4A đường Bình Thới – Phường 9 Quận 11 TP Hồ Chí Minh, nguyên là người tham gia Quân đội Việt Nam Cộng hòa trong thời gian chiến tranh vì là trung sĩ thuộc Phi đoàn 221 trực thăng Sư đoàn 3 không quân đội Sài Gòn cũ, trong các năm 1970-1971 tham gia rải hóa chất độc từ trên máy bay trực thăng xuống các khu rừng ở Phước Long, Tây Ninh. Ông Vũ có 2 con trai khi đẻ ra đều khỏe mạnh, nhưng đến tuổi 15 thì cơ thể bị co quắp, không đi được, phải bò, đến 18 tuổi nằm liệt, 2 con trai đều đã chết ở tuổi ngoài 20. Ông Vũ nói "trong khi đi rải hóa chất tôi tưởng đó là thuốc diệt cỏ như các nhà nông thường làm, không ngờ nó lại độc hại đến thế. Tôi xin các gia đình hãy thông cảm; chia sẻ nỗi đau và mất mát. Tôi đã bị lừa dối, chỉ vì làm theo lệnh cấp trên. Tôi cũng là nạn nhân và bị mổ nhiếp hộ tuyến còn các bệnh mũi, tai, họng làm sức khỏe càng ngày càng kém" . 

Anh Phạm thế Minh SN 1975 ( Hải Phòng), giáo viên ngoại ngữ Anh văn và Tin học tại một trường tư thục, sinh ra đã bị tàn tật chân vì bố mẹ là bộ đội tham gia kháng chiến vùng Quảng Trị, một vùng bị rải chất da cam nhiều nhất. Minh bị ảnh hưởng từ bố, mất 81% sức khỏe. Bố anh là một chiến sĩ thành cổ Quảng Trị. Minh bị mắc nhiều bệnh, đôi chân bị teo tóp, không tự đi lại được. Em gái của Minh sinh năm 1978 cũng bị rối loạn chức năng vì sinh ra thiếu tháng cũng bị mắc bệnh tim, phổi. Gia đình sau các cuộc khám y tế đã được chính phủ trợ cấp tiền sinh sống vì rất nghèo. Bố Minh bệnh nặng qua đời năm 2005. Hình ảnh người thanh niên trẻ với đôi chân tật nguyền khi được tòa hỏi về dự định tương lai đã gây ra nhiều xúc động.  

Ông Hồ Ngọc Chu, sinh nam 1937 (Quảng Ngãi), đã dự những cuộc chiến tranh lớn nhất, bị ảnh hưởng chất độc da cam trực tiếp khi tham gia chiến đấu tại chiến trường Quảng Ngãi và Quảng Nam. Bản thân ông Chu mắc nhiều bệnh như thoái hóa cột sống, u xơ tiền liệt tuyến. Con trai của ông sinh năm 1977 cũng bị ảnh hưởng mà các bác sĩ nói là bị bệnh kém trí và ngu xuẩn. Lên 37 tuổi mà cậu trai này không làm gì được. 

Ông William Bourdon (Pháp) là luật sư ad hoc "Ủy ban điều tra" đã về Việt Nam và đi đến các nơi chất độc da cam còn vết tích trên môi trường và đã gặp nhiều nạn nhân khám và thẩm vấn tháng 4 va qua. Ông đã trao lại cho Tòa hồ sơ cung cấp những bằng chứng cụ thể về môi trường và sức khỏe của các nạn nhân mà ông được trao đổi trong chuyến đi. 

Gs Léon Vandermeersch (Pháp) một nhà khoa học chuyên về nghiên cứu học s Á Châu nói về sc khỏe của đồng bào trong những vùng bị rải chất độc da cam và nhng đau khổ khó khăn của họ trong chiến tranh tại một nước đang phát triển và vừa thoát ra khỏi nạn nghèo đói. Ông là nhân chứng công luận lương tri. 

Trần Thị Tố Nga, 68 tuổi, nay là Việt kều định cư tại Pháp, thuộc vào lớp những cô gái đầu tiên đi vào miền Nam, đầu năm 1965 bằng con đường mòn Hồ Chí Minh. Khi về đến nơi, bà làm việc tại Thông tấn xã Giải phóng, trở thành phóng viên chiến trường ở tại Củ Chi nơi mà quân đội Mỹ rải CDDC và bà bị nhiễm. Hai năm sau bà sinh cháu gái bị tật tim căn bệnh chứng Falot, chỉ sống được 17 tháng. Đa con gái thứ hai còn sống nhưng bà đã truyền cho con bệnh alpha thalassémie khó chữa. Bà cũng bị nhiều bệnh. Tuy vây bà quyết tâm giúp NNCĐDC và nói lên tiếng nói của những người bạn đồng nghiệp đã hy sinh. 

Jeanne Mirer gọi HK bằng visio conférence và trao lời cho Ts Jeanne Mager Stellman nhân chứng khoa học từ HK, người mà đã cung cấp tài liệu 17-04- 2003 trong báo Nature cho biết con số thống kê và những điểm nóng (hot spots) từ đó máy bay C123 của quân đội Mỹ đi rải. Điểm nóng dioxin là các khu vc hoặc vùng địa lý mà đất bị nhiễm có hàm lượng vượt quá nhiều lần nồng độ cho phép trong đất hay trầm tích. 

Rose Marie Mizo (Cộng Hòa Đức) vợ của cựu chiến binh Mỹ Georges Mizo. Ông đi lính năm 1967 và chết vì CĐDC. Nhưng vài năm trước, cùng với ông Georges Doussin, nguyên chủ tịch ARAC, Georges Mizo đã thành lập ra làng Vân Canh (ngoại ô Hànội) cùng với cựu chiến binh Việt Nam, Pháp, Mỹ, Đức, Anh và Nhật. Làng này là nơi chăm nom và săn sóc những NNDC. Bà Mizo nay là chủ tịch Làng Vân Canh và ông Georges Doussin, 2 người là nhân chứng công luận lương tri, trình bầy những đau khổ, khó khăn và cảnh nghèo của các gia đình NNCĐDC mà Bà Mizo và ông Doussin thường huy động bạn bè tại Pháp và Cộng đồng Âu Châu giúp Làng Vân Canh. 

Masako Sakata đạo diễn người Nhật Bản, qủa phụ. Chồng bà, một cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam từ năm 1967 đến 1970, qua đời cách đây vài năm do ung thư gan vì hậu quả của chất độc da cam. Bà Masako, để vượt qua nỗi đau và sự cô đơn, bắt đầu chuyến đi tìm hiểu về chất độc da cam được rải xuống Việt Nam hơn 30 năm trước. Bà tự nhủ mình phải quay trở lại Việt Nam và làm cuốn phim tài liệu "Chất da cam - khúc tưởng niệm cho riêng mình" được giải thưởng tại Festival quốc tế môi trường Ile de France 25- 11- 2008. Bà nhớ lại những hình ảnh đau khổ, khó khăn trong cuộc sống của các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam, nơi bà đã đến thăm và chứng kiến. Có những đứa trẻ ngay từ khi được sinh ra đã bị dị tật hay mắc bệnh hiểm nghèo. Bà cho rằng chính CĐDC tại Việt Nam là một chiến phạm. 

Từ Mỹ tới, bà Rena Kopystenski và ông Franck Cormoran là 2 người NNCĐDC đến tòa án với tư cách nhân chứng. Bà Kopystenski, vợ của cựu chiến binh Mỹ John đã chết năm 2008 vì CĐDC. Trong những bằng chứng bà mang theo, có ảnh của chồng bà và cháu nội. Con trai của ông bà là Alex, sinh ra đã bị dị tật bẩm sinh khớp xương. Cháu nội cũng bị bệnh và hay đau khắp người. Ông Franck Cormoran đi lính Marines năm 1969 và bị nhiễm CĐDC bị bệnh ung thư. Năm 2000 ông có qua lại TP.HCM và có đi dạy tiếng Anh trong một trường trung học. Hai người nhân chứng Mỹ là thành viên sáng lập chiến dịch cứu trợ và trách nhiệm với NNCĐDC (VORRC). 

Ông Wan Soo Lee người nhân chứng Hàn Quốc chỉ nói tiếng mình hay tiếng Đức. Vì có bà Rose Marie Mizo giúp phiên dịch ra tiếng Anh, nên ông cho biết rằng ông đi lính năm 1969 và đã bị nhiễm CĐDC được đưa về nước cha bệnh. Nay ông ở tại Cộng Hòa Đức và trách nhiệm tiểu ban chiến dịch cứu trợ NNCĐDC "Korean Disabled Veteran's Association for Agent Orange Germany branch". 

Ông André Bouny (Pháp) Chủ tịch Uỷ ban Quốc tế ủng hộ nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (CIS) là nhân chứng công luận lương tri. Ông bị thương hai chân, nhưng vẫn tích cực tham gia các hoạt động ủng hộ NNCĐDC/dioxin và đưa cho tòa lý lịch của hội viên CIS và bài phát biểu tại ONU Genève tháng 3 -2007 khi ông Bouny ủng hộ NNCĐDC. Trước hết, ông là cha nuôi của hai trẻ em Việt Nam, bé gái tên là Linh, 14 tuổi và bé trai tên là Sâm, 12 tuổi. Hai con của ông đều khoẻ mạnh, nhưng các anh chị em của hai con ông lại bị ảnh hưởng của chất độc da cam/dioxin, những người rất thiệt thòi, bởi họ phải chịu hậu quả của chiến tranh, của chất độc da cam/dioxin do quân đội Mỹ đã rải xuống Việt Nam.  

Ông Jacques Maître, nguyên chủ tịch AAFV, nhà nhân chủng học, đã đến làm việc với các nhà khoa học n tại vùng A Lưới, cách 65 km TP Huế. Vùng này đã bị rải CĐDC rất nhiều từ 1963 đến 1968, ảnh hưởng trực tiếp đến đất nông nghiệp, làm cây chết ngay hay không thể phát triển được. Dân chúng rất nghèo vì không còn nguồn nuôi sống như trước. Ông Maître, từ năm 2003 trực tiếp đến vùng này làm nghiên cứu về đời sống dân thiểu số. 

Ngày 16/05 Tòa nghe các chuyên gia khoa học về các lĩnh vực độc học, dịch tễ học, môi trường sinh thái học, bệnh học của các nước Pháp, Hoa Kỳ, Việt Nam trình bày kết quả công trình nghiên cứu đánh giá thực trạng cuộc chiến tranh hóa học và hậu quả mà họ đã tiến hành nghiên cứu trong hàng chục năm qua. Các chuyên gia pháp lý trình bày trước Tòa các cơ sở pháp lý về trách nhiệm của các công ty hóa chất và chính quyền Hoa Kỳ đối với hậu quả đã gây ra. 

Ông Pierre Vermeulin chuyên gia hóa, nguyên Giám đốc tại Trung Tâm Nghiên Cứu Paris (CNRS) trách nhiệm chương trình "môi trường, đời sống và xã hội" đã tham gia hội nghị về chất độc da cam tại Sénat Paris tháng 3-2005. Có về làm việc với VAVA và tham gia với các chuyên gia đồng nghiệp tại Hànội và TP HCM năm 2006. Ông cũng chứng minh rằng CĐDC để hậu quả lâu dài trên môi trường, xã hội và kinh tế tại Việt Nam. 

Ông Trần Xuân Thu, chuyên gia hóa, Phó Chủ tịch và Tổng Thư ký VAVA, trình bày về hậu quả chất độc da cam/ dioxin do Mỹ gây ra lên môi trường thiên nhiên và trên người rất là quan trọng, hơn 110 triệu tấn và 300 triệu tấn các loại chất đốt. Và hơn 70 chất khác nhau, như dioxin, hexachlorobenzene, chlorane, dieldrine, 2,4,5-T, DDT, BZ và phospore trắng. Ông cũng cho biết trong các loại Mỹ dùng có những loại đã bị luật thế giới cấm như CS, một loại chất độc thuộc nhóm chất làm mất sức chiến đấu. Quân đội Mỹ đã sử dụng một lượng lớn chất CS ở vùng Nam Việt Nam. Ông định nghĩa dioxin là tên gọi chung của hơn 75 đồng phân loại polichlorodibenzo-para-dioxin. Dioxin tồn tại trong môi trường, con người và động vật rất lâu với thời gian rất khác nhau. Mặc dù dioxin khá bền vững nhưng do tác động của điều kiện khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam (ánh mặt trời, độ ẩm..) dioxin vẫn bị phân hủy dần theo thời gian. Ông cũng nói rằng các loại chất độc này cũng ảnh hưởng đến yêu tố di truyền đến nhiều thế hệ tương lai mà trong thời gian vô định. 

Theo ông Võ Quý chuyên gia môi trường, ảnh hưởng của chất độc da cam quan trọng đến mức mà phải tìm một danh từ cấp tên là "écocide". Ảnh hưởng này là trực tiếp đến đất nông nghiệp, làm cây chết ngay hay không thể phát triển được. Với hàm lượng cao vi sinh vật bị chết, số lượng các vi sinh vật đất giảm làm đất kém màu mỡ. Từ năm 1961 đến 1971 rừng nội địa và rừng ngập mặn là đối tượng chính bị tác động nặng. Trên 80% tổng số phi vụ rải CĐDC của các chiến dịch được tiến hành trên lãnh thổ có rừng với tổng diện tích bị rải chất độc là 3,06 triệu ha trong đó có diện tích rừng nội địa là 2,9 triệu ha và rừng ngập mặn là 0,16 triệu ha. Ngoài ra nhiều nguồn tài nguyên lâm sản khác như : cây thuốc, song mây, dẩu nhựa, thú rừng bị tiêu diệt. Nhiều thứ cây gỗ qúy Pterocarpus macrocarpus, Sindorasamiensis, Afzeliaxylo carpa, Hopea odorata đã bị phá tan. Khi mất rừng đất bị biến thành đất chua mặn không có loại cây trồng nào có thể sống được; các động vật ở nước, đặc biệt là các loại hải sản giảm mạnh vì mất nơi sinh sống, nơi nuôi dưỡng ấu trùng. Ông Quý cũng có cho biết là một số các loài thú lớn, chim thuộc diện quý hiếm là rất ít. Tuy nhiên, phải chỉnh lý môi trường và làm thống kê để tránh tiếp xúc trực tiếp với khu vực nhiễm. 

Nguyễn Thị Ngọc Phượng, bác sĩ sản khoa, Giám đốc Bệnh viện T Dũ tại TP HCM, Phó chủ tịch VAVA. Tại Việt Nam có làng Hòa Bình nơi các trẻ em NNCĐDC được chăm nom, điều dưỡng và tại đó các bà mẹ khi có thai đến khám sức khỏe được siêu âm và tư vấn di truyền đặc biệt đối với những nạn nhân trong tiền s đã có những bất thường sinh sản. Bà cho biết về ảnh hưởng của CĐDC lên con người : phơi nhiễm chất độc là sự tiếp xúc trực tiếp do bị rải trực tiếp trong thời kỳ chiến tranh hoặc do tiếp xúc trực tiếp với dioxin ở vùng có tồn lưu dioxin cao trong môi trường. Cũng có thể qua con đường ăn uống. Bà có cho thông tin về kết quả của những nghiên cứu bà làm với sự tham dự của đồng nghiệp Mỹ, Pháp, Đức…và trao cho Tòa tài liệu này. Tuy nhiên một số nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam cũng đã cho thấy tác động của dioxin gây nên một số biến đổi bất thường đối với hệ thống di truyền là những đột biến nhiễm sắc thể và đột biết gen.  

Ông Jonathan Moore (Mỹ) luật sư trách nhiệm VAVA về những cuộc phiên tòa tại Tòa án Brooklyn New York và trong vòng 5 năm tại các Tòa án sơ thẩm và Tòa án tối cao Mỹ, phát biểu và trao cho tòa các hồ sơ. 

Ông Jean Meynard, (Pháp) bác sĩ, Phó chủ tịch hội "Vietnam les Enfants de la Dioxine" trình bầy về ảnh hưởng CĐDC lên con người và cho biết những trường hợp nạn nhân ông có lo giúp cha bệnh qua Pháp, trong chuyến đi thăm và làm việc với đồng nghiệp tại Việt Nam tháng 4 vừa qua. Ông cũng có phát biểu tại hội nghị Dijon 26/09/2008 và đã đưa ra tài liêụ và hình ảnh di truyền các bệnh liên tiếp với dioxin. Ông cung cấp cho Tòa hồ sơ khoa học. 

Jeanne Mirer gọi HK bằng visio conférence và trao lời cho Dr. Jean Grasman (brooklyn College City University of New York department of health and Nutrition Sciences) trình bày nghiên cứu bà làm về liên hệ dioxin lên con người với đồng nghiệp Nga và Ý (sâu Sevezo). 

Ông Jérôme Kanapa (Pháp) nhà nhiếp ảnh, đã từng làm phim tài liệu về chiến tranh Việt Nam trình bầy về hậu quả CĐDC mà ông đã đưa lên TV Pháp thời kỳ quân đội Mỹ rải chất độc hóa học tại miền Nam. 

Hai viên Lục sự (Droit-Solidarité) đọc bài của Michel Strulovici (đại diện báo Humanité 1975-1979) và François Ponchelet, hai nhà báo Pháp chứng minh hậu quả chất độc da cam trên môi trường và con người qua những bài báo thông tin trong thời đại chiến tranh Việt Nam. 

Ông André Picot, chuyên gia hóa và độc chất học, nguyên Giám đốc tại Trung Tâm Nghiên Cứu (CNRS) tại Gif/Yvette, nói về tính di truyền trong cơ thể của dioxin, hệ miễn dịch tự nhiên, bạch cầu máu, qua rau thai, qua sữa cho con bú và trên môi trường. Nhưng các nhà khoa học đang còn tiếp tục nghiên cứu đồng thời các Hàn Lâm Viện Y-học Pháp, Mỹ và OMS (Organisation mondiale de la Santé) tiếp tục chú ý đến chủ đề để bảo vệ sức khỏe cho dân. 

Nguyễn Đắc Như Mai (Pháp), nguyên cộng tác viên khoa học (của Gs Edgard Lederer, Toà án, một người tổ chức về Tòa án Bertrand Russel tại Đại học Orsay 1970) tại Trung tâm Nghiên cứu (CNRS) Gif/Yvette, thông báo về những huy động các nhà khoa học tại các "Hội nghị hòa bình thế giới và trách nhiệm" tại Cape Town South Africa (1999), Montréal Canada (2000), Cuba (2001), Bangalore India (2005) Kalpakkam Tamil Nadu India, Delhi và Bhopal (2008) khi bà đã phát biểu về "hậu quả CĐDC/dioxin trên con người tại Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa Việt Nam" và chiếu phim tài liệu. Tại Tòa án hôm nay, bà trình bầy về hội nghị "Chiến tranh, môi trường và công lý" tổ chức bởi ông Daniel Mas, Comité Côte d'Or pour le Village de l'Amitié Vân Canh và ông Raphaël Porteilla Faculté de Droit Dijon). Lần đầu tiên tại Pháp có một hội nghị hợp tác phi tập trung có s liên kết giữa các nhà khoa học và các nhà chính trị Pháp để thảo luận về hậu quả dioxin và uranium nghèo (UA) lên con người và trách nhiệm cùng đoàn kết với các nạn nhân CĐDC và UA. Quyết định tập trung một Tòa án lương tri về da cam/dioxin trong mùa xuân 2009 của AIJD được thông tin. 

Kết luận là bản công tố trạng của trạng sư Roland Weyl, phó chủ tịch AIJD, versus chính phủ HK và các công ty hóa học Mỹ. Cả hai bên liên đới trách nhiệm về hậu quả trên môi trường và lên con người tại Viêt Nam, trên luật quốc tế "người làm ô nhiễm phải bồi thường "The one who pollutes has to pay". Ông nói ra hai cách bồi thường ông buộc chính phủ HK và 32 Công ty hóa chất phải có trách nhiệm thực hiện với môi trường đã bị ô nhiễm và các nạn nhân nhiễm CĐDC tại Việt Nam. Một ban làm việc về bồi thường" (commision facturations dommages) phải thành lập để lo về vấn đề này. Ðó là đề xuất của ông Roland Weyl cuối phiên tòa. 

Anh Võ Đình Kim (Collectif Vietnam Dioxine) trao cho Tòa hồ sơ danh sách tên những người ủng hộ NNCĐDC (pétition des 7 juges). 

Chủ tọa Tòa án, Jitendra Sharma khẳng định "Sự có mặt của các nhân chứng Việt Nam tại tòa án cho thấy công lý đòi hỏi sự công bằng, một sự công bằng cho các nạn nhân trước khi quá muộn". 

Theo chương trình, tòa án đưa ra kết luận cuối cùng trong cuộc họp báo quốc tế vào ngày 18-5 tại Espace Francis Jourdain,Paris. Tại Hà Nội, trong ban 6 của AIJD Hội nghị Quốc Tế lần thứ 17 t 6-10/06/2009 "Luật pháp và Luật sư trong bối cảnh toàn cầu hóa: vì Hòa bình, Phát triển và Độc lập Xét xử", bà Nguyễn Đắc Như Mai sẽ phát biểu về "Trách nhiệm của tội phạm quốc tế: bồi thường thiệt hại cho nạn nhân chất độc da cam ». 

Tòa án được mở nhằm mục đích vạch trần những nghịch lý của các cấp tòa án Hoa Kỳ; góp phần thức tỉnh lương tri thế giới đấu tranh mạnh mẽ để công lý được thực thi cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam/dioxin thế giới trong đó có các nạn nhân Việt Nam.  

Nguyễn Đắc Như- Mai
Đại diện thường trú VAVA ở Pháp và Liên Minh Âu Châu


Tin liên quan

Tin tiêu điểm

noData
Không có dữ liệu